Gỗ Gù Hương là gỗ gì? Thuộc nhóm mấy? Có tốt không?

Là người đam mê nội thất gỗ, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua tên gọi gỗ gù hương, chúng được đánh giá là một trong những loại gỗ có giá trị cao, với hương thơm đặc trưng và nhiều lợi ích sức khỏe cho người sử dụng. Vậy gỗ gù hương là gỗ gì? Gỗ gù hương thuộc nhóm mấy? Hay gỗ gù hương mang lại lợi ích gì? Bài viết dưới đây Gỗ Thông Phú Trang sẽ giúp bạn giải đáp.

Gỗ Gù Hương là gỗ gì?

Gỗ gù hương là loại gỗ quý hiếm, có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng để xua đuổi các loại côn trùng như muỗi, kiến, gián… Chúng có tên gọi khác là gỗ xá xị (thường được dùng ở miền Bắc) vì hương thơm của chúng giống với mùi nước xá xị.

Về đặc điểm, cây trưởng thành có chiều cao khoảng từ 25 – 30 mét. Thân cây có đường kính trung bình 0.7 – 1.2 mét, hình trụ tròn, vỏ màu nâu xám. Lá cây gù hương hình bầu dục, phình to ở giữa và nhỏ dần về hai đầu, cuống lá dài, gân bậc hai khoảng 4 – 5 đôi. Phiến lá gù hương Việt Nam nổi bật bởi độ dày, màu xanh trơn và không có lông. Sau thời gian sinh trưởng khoảng 1 năm, cây bắt đầu xuất hiện mùi thơm xá xị, dễ nhận biết.

Cây gỗ gù hương (cây xá xị)
Cây gù hương (cây xá xị) có thân hình trụ đứng

Thân gỗ gù hương sau khi cắt ra sẽ có màu đỏ thẫm hoặc xanh xám cùng vân gỗ sắc nét đặc trưng. Cấu trúc gỗ xá xị khá mềm, bạn có thể dùng móng tay ấn nhẹ trên gỗ để nhận biết, ngoài ra cách dễ nhất để phân biệt là dựa vào mùi thơm xá xị của gỗ.

Nguồn gốc gỗ Gù Hương

Gỗ gù hương có nguồn gốc từ cây Cinnamomum parthenoxylon Meissn, thuộc họ Cinnamomum. Cây gỗ phân bố chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới Đông Nam Á như Lào, Campuchia… Ở nước ta, chúng phổ biến tại các tỉnh Quảng Trị, Cao Bằng, Quảng Nam – Đà Nẵng, Quảng Ninh…

Gỗ Gù Hương thuộc nhóm mấy?

Gỗ Gù Hương thuộc nhóm mấy
Cây gù hương thuộc danh sách các loại cây quý hiếm cần được bảo tồn tại Việt Nam

Để giải đáp kỹ hơn về thắc mắc gỗ gù hương là gỗ gì, Gỗ Thông Phú Trang sẽ cùng bạn trả lời câu hỏi gỗ gù hương thuộc nhóm mấy và nguy cơ tuyệt chủng của chúng ở cấp độ nào?

Theo Quyết định số 2198-CNR ngày 26/11/1977 của Bộ Lâm nghiệp về việc ban hành Bảng phân loại tạm thời cho các loại gỗ sử dụng thống nhất trên cả nước, gỗ gù hương (gỗ xá xị) thuộc nhóm gỗ thứ VI trong tổng số 8 nhóm gỗ được tìm thấy tại Việt Nam.

Mặc khác, theo Nghị định số 06/2019//NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về việc quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về việc buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật, gỗ gù hương thuộc nhóm II, tức nhóm thực vật đang đối mặt với khả năng tuyệt chủng cao nếu tình trạng khai thác còn tiếp tục kéo dài.

Gỗ Gù Hương có mấy loại?

Gỗ gù hương hiện nay chỉ tồn tại 1 loại duy nhất, tùy vào môi trường sống, số năm tuổi, các đặc tính của gỗ sẽ có những khác biệt nhất định. Chúng ta có thể phân biệt chúng dựa vào khu vực và màu sắc, cụ thể như sau:

  • Dựa theo khu vực: Gỗ gù hương được phân loại thành gù hương Campuchia, gù hương Lào, gù hương Việt Nam và nhiều vùng khác. Xét theo địa hình, gù hương Việt Nam được chia làm hai loại là gù hương Quảng Ninh và gù hương miền núi. Cây mọc ở vùng Quảng Ninh, thân gỗ thường có màu đỏ thẫm, đường vân sắc nét và mùi thơm khá đậm. Ngược lại, gù hương vùng núi sẽ có màu xám pha xanh, mùi thơm tương đối nhẹ và dễ chịu hơn.
  • Dựa theo màu sắc: Phân loại được chia thành gù hương đỏ và gù hương vàng, tùy thuộc vào khí hậu và địa hình nơi cây gỗ phát triển. Gù hương đỏ nổi bật với màu đỏ thẫm tự nhiên, một số nơi còn cho ra màu đỏ nâu nhạt, mặt gỗ tiếp xúc nước càng lâu thì màu đỏ hiện ra càng đậm. Gù hương vàng dịu mắt hơn với màu vàng nghệ, vàng nhạt, đôi lúc là vàng thẫm. Sắc độ vàng sẽ phụ thuộc nhiều và số năm tuổi, gỗ càng lâu năm, màu vàng càng đậm.

Gỗ Gù Hương có tốt không?

Gỗ Gù Hương có tốt không
Gỗ gù hương để càng lâu, bề mặt càng bóng đẹp

Nối tiếp câu hỏi gỗ gù hương là gỗ gì, nhiều người cũng thắc mắc gỗ gù hương có tốt không? Hay chúng có ưu, nhược điểm gì nổi bật?

Ưu điểm

  • Sử dụng gỗ càng lâu năm, độ bóng gỗ càng đẹp.
  • Gỗ càng già, khả năng tiết dầu trên bề mặt gỗ càng ít, khó xảy ra hiện tượng nứt gãy.
  • Khả năng chống mối mọt tốt.
  • Có tính đàn hồi cao, thuận lợi cho việc chế tác nội thất trang trí.
  • Tỏa ra hương thơm đặc trưng giúp gia chủ thư giãn và xua đuổi côn trùng tốt.

Nhược điểm

  • Đặc tính thân dầu nên thường xảy ra tình trạng dầu nhiều khi gỗ còn non, dễ xuất hiện các vết nứt.
  • Nếu không được vệ sinh thường xuyên, tinh dầu từ thân non tiết ra sẽ bị kết dính, làm mùi thơm bên trong không tỏa ra được.

Tác dụng của gỗ Gù Hương

Tinh dầu gỗ Gù Hương
Tinh dầu gù hương có công dụng tốt trong việc giải tỏa căng thẳng

Gỗ gù hương thường dùng cho mục đích trang trí, không những thế các bộ phận khác như thân, rễ, lá, tinh chất… của cây gù hương cũng mang lại nhiều giá trị trong việc phục hồi và bảo vệ cơ thể.

Theo nghiên cứu, rễ và thân gù hương có chứa các dưỡng chất, giúp chữa các bệnh về hệ đường ruột, hệ tiêu hóa như đau dạ dày, khó tiêu, đầy hơi… Ngoài ra, nó còn là liều thuốc tự nhiên giúp giảm thiểu tình trạng ho khan, ho ra đờm.

Lá cây gù hương có công dụng cầm máu vết thương. Quả cây là nguyên liệu trong các bài thuốc điều trị bệnh sốt cao, bệnh cảm mạo. Không những thế, lượng dầu tiết ra trên thân cây được dùng để điều chế long não hoặc tinh dầu tự nhiên, có tác dụng thư giãn tinh thần, xua đuổi côn trùng.

Đặc biệt, khi thêm tinh dầu gù hương vào quá trình chăm sóc da, nó còn phát huy tốt công dụng ngăn ngừa lão hóa, se khít lỗ chân lông, tăng thêm độ căng mịn, đàn hồi cho da.

Ứng dụng gỗ Gù Hương trong nội thất

Ứng dụng gỗ Gù Hương trong nội thất
Sản phẩm trang trí làm từ gỗ Gù Hương

Nhiều người thường chọn gỗ gù hương để làm đồ nội thất, trang trí cho ngôi nhà. Nguyên nhân do vân gỗ sắc nét, mùi hương xá xị thơm lừng, cùng với khả năng biến hóa đa dạng thành nhiều sản phẩm khác nhau.

Gỗ gù hương thường được dùng để sản xuất các sản phẩm như bàn ghế, sập, tượng hay các mô hình nghệ thuật dùng để trưng bày. Đa số các nghệ nhân khi chế tác đều giữ lại những nét đẹp tự nhiên, cũng như màu sắc và hình dáng gốc của loại gỗ này, nên những chiếc bàn hay những bức tượng làm ra đều mang vẻ đẹp thô sơ nhưng lại vô cùng độc đáo.

Gỗ Gù Hương giá bao nhiêu hiện nay?

Gỗ gù hương thuộc hàng quý hiếm nên hiện nay các sản phẩm làm từ loại gỗ này có giá trị rất cao. Giá gỗ gù hương được tính theo ki-lo-gram chứ không được tính theo mét vuông như các loại gỗ thông thường.

Giá gỗ gù hương tồn tại ở nhiều mức, phụ thuộc nhiều vào loại hình sản phẩm và mức độ tinh xảo của kỹ thuật điêu khắc. Giá sập gỗ gù hương dao động từ 40 – 65 triệu đồng, bộ bàn ghế gỗ có giá từ 100 – 500 triệu đồng, hay nếu tính theo m3, giá 1m3 gỗ gù hương sẽ rơi vào khoảng 20 – 25 triệu đồng.

Xem thêm:

Lời kết

Bài viết trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi gỗ gù hương là gỗ gì, cùng các vấn đề xoay quanh công dụng, đặc điểm và giá thành của loại gỗ quý hiếm này. Gỗ Thông Phú Trang mong rằng sau khi đọc xong bài viết bạn đã “bỏ túi” nhiều thông tin bổ ích trong lĩnh vực nội thất và có thêm ý tưởng để trang cho ngôi nhà của mình.

CÔNG TY TNHH MTV TM XNK PHÚ TRANG

1. Showroom trưng bày sản phẩm:

  • Showroom 1: 117/38 Hồ Văn Long (kho số 6), P.Tân Tạo , Quận Bình Tân, TP.HCM
  • Showroom 2: 1294 Võ Văn Kiệt, Phường 13, Quận 5, TP.HCM

2. Tổng kho sản phẩm:

  • Kho hàng 1: 116C/5 Nguyễn Văn Linh , Ấp 3 xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
  • Kho hàng 2: D2/29A Đoàn Nguyễn Tuấn , Xã Quy Đức Huyện Bình Chánh, Tp.HCM

3. Thời gian hoạt động: 07h30 – 18h00

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *