Nguyên nhân và cách xử lý ván ép bị nở, bị thấm nước

Ván ép là nguyên liệu được dùng ngày càng nhiều trong các sản phẩm đồ gỗ nội thất. Tuy nhiên nó rất dễ bị nở, bị thấm nước. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý ván ép bị nở, cách xử lý ván ép bị thấm nước nhé.

Ván ép là gì?

Ván ép là loại vật liệu được sản xuất bằng cách ép nhiều tấm gỗ mỏng lại xếp vuông góc với nhau. Chúng sẽ trải quá quá trình xử lý nhiệt và dán keo và ép thuỷ lực khiến các lớp kết nối với nhau như một thể thống nhất.

Lúc này kích thước của ván ép như gỗ thông thường nhưng với độ cứng cao hơn so với ban đầu. Ván ép cũng có độ bền tương đối cao, chắc chắn với khả năng chịu lực khó bị cong vênh khi sử dụng một thời gian dài.

Ván ép không chỉ có thể dùng làm đồ nội thất như bàn, tủ, kệ… mà còn có thể làm đồ chơi, đồ trang trí.

Có những loại ván ép nào hiện nay?

Hiện nay trên thị trường, ván ép được chia thành nhiều loại, cụ thể:

Ván ép dăm (Okal)

Ván ép này còn có tên gọi khác là ván ép PB, ván ép Chipboard. Loại ván ép này được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu mùn cưa, dăm gỗ, hoặc vỏ cây, các mẩu gỗ nhỏ. Đây là loại ván ép kém chất lượng và giá thành rẻ nhất vì làm từ nguyên liệu thừa của cây gỗ.

Ván ép Plywood

Đây là loại ván ép sử dụng các miếng gỗ mỏng. Người ta sẽ dùng keo dán đặc biệt ghép nhiều lớp gỗ mỏng lại với nhau, sau đó ép chặt bằng máy ép để chúng kết nối thành một khối. Thông thường, để sản xuất ván ép plywood thường ghép lại 3 đến 13 lớp gỗ lại với nhau.

cách xử lý ván ép bị nở
Ván ép plywood

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà số lớp gỗ sẽ khác nhau, cho ra độ dày của ván cũng khác nhau. Loại này có giá thành cao hơn với ván ép dăm, chất lượng và tính thẩm mỹ cũng cao hơn rất nhiều.

Ván ép gỗ MDF

MDF là viết tắt của Medium Density Fiberboard. Đây là một loại ván ép mà được sản xuất bằng kỹ thuật ép các sợi gỗ và hạt gỗ nhỏ lại với nhau thành tấm ván. Ván ép gỗ MDF có độ dày từ 3mm – 25mm, bề mặt phẳng và mịn, tính thẩm mỹ cáo.

Ván ép gỗ HDF

HDF là viết tắt của High-Density Fiberboard. Loại ván ép này sử dụng vật liệu làm từ sợi gỗ dài, mảnh nhỏ sau đó ép chặt lại với nhau bằng keo, trải qua quá trình xử lý nhiệt độ để tạo ra thành phẩm có độ dày, độ cứng cao.

Ván ép HDF bền bỉ nên thường được sử dụng để lát nền nhà, làm vách ngăn, tường chắn,… làm đồ dùng như tủ, bàn, kệ,…

Ván ép bị nở

Nguyên nhân

Tìm được nguyên nhân mới có thể biết cách xử lý ván ép bị nở cho phù hợp. Thông thường ván ép bị nở do những nguyên nhân sau:

  • Nhiệt độ và độ ẩm

Trong môi trường có độ ẩm cao, nhiệt độ thay đổi xuống thấp, lên cao liên tục, đột ngột, ván ép có thể bị phồng lên, từ đó nở ra và hình thành các khe hở trên bề mặt.

Điều này thường thấy ở các đồ dùng bằng ván ép ở những nơi khí hậu ẩm ướt hoặc nơi có thời tiết thay đổi liên tục về nhiệt độ và độ ẩm.

Xử lý ván ép bị nở gây cong vênh
Ván ép bị nở gây cong vênh 

Ngoài ra, nếu ván ép được đẹp ở khu vực tiếp xúc nhiều với nước và thay đổi nhiệt độ như ban công, nhà bếp, cửa sổ… cũng khiến nó bị nở.

  • Áp lực lên ván ép

Ván ép có thể bị nở ra khi chịu áp lực mạnh. Hiện tượng này thường thấy ở các sản phẩm ván ép ở công trình xây dựng, sàn nhà, cầu thang… phải chịu lực tác động bề mặt mỗi ngày.

  • Sai sót trong quá trình sản xuất

Một nguyên nhân khác khiến ván ép bị nở có thể là do những sai sót trong quá trình sản xuất ván ép. Việc sử dụng keo không đúng chất lượng khiến khả năng kết nối giảm. Ngoài ra, việc không thao tác đúng quy trình sản xuất cũng có thể khiến ván ép bị nở khi sử dụng.

Ván ép bị nở ảnh hưởng như thế nào?

Ván ép bị nở ảnh hưởng đầu tiên đến tính thẩm mỹ. Sản phẩm từ ván ép bị nở không được đẹp nữa vì thế cần áp dụng những cách xử lý ván ép bị nở để khắc phục ngay.

Ngoài ra, ván ép bị nở có thể gây ảnh hưởng đến tính chất kỹ thuật. Khi sử dụng có thể gây mất an toàn cho người sử dụng. Ván ép bị nở gây nên tình trạng nứt nẻ, bong tróc, kém bền vững cho các công trình.

Cách xử lý ván ép bị nở

Dùng máy chà nhám cùng là một cách xử lý ván ép bị nở. Chúng ta sẽ đánh bóng bề mặt ván ép, làm giảm độ dày và tạo ra bề mặt phẳng hơn cho ván ép. Tuy nhiên, cách này chỉ phù hợp khi sản phẩm ván ép bị nở ở mức độ tương đối ít.

Ngoài ra, bạn có thể cắt bỏ phần bị nở. Khi ván ép bị nở tại một số vị trí nhất định, chúng ta có thể xử lý bằng cách bỏ những phần đó đi và tiếp tục sử dụng phần còn lại. Tuy nhiên, cách này không hiệu quả nếu như ván ép bị nở toàn bộ.

cách xử lý ván ép bị nở
Ván ép bị nở cần thay mới tránh ảnh hưởng đến cấu trúc công trình

Một cách xử lý ván ép bị nở là thay thế ván cũ bằng ván mới. Nếu ván ép bị nở nhiều, không thể dùng được nữa thì bắt buộc phải thay mới. Tuy việc này gây tốn kém chi phí, thời gian nhưng hoàn toàn cần thiết.

Ván ép bị thấm nước

Nguyên nhân

Ngoài bị nở, phồng rộp, ván ép còn có khả năng bị thấm nước. Trước khi tìm cách xử lý ván ép bị thấm nước, khách hàng nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Có như vậy, vấn đề ván ép bị thấm nước mới có thể được giải quyết triệt để.

Có một số nguyên nhân phổ biến khiến ván ép bị thấm nước như sau:

  • Sử dụng loại ván ép thông thường thay vì dùng ván ép chịu nước

Loại ván ép thông thường không có khả năng chống thấm nước vì không được sản xuất với cấu trúc có thể chịu nước. Khi tiếp xúc với nước, loại ván ép sẽ dễ dàng bị thấm nước. Từ đó, gây ra các vấn đề khác hở nứt, nấm mốc, phồng rộp, đen sạm và mục rữa.

Cách xử lý ván ép bị ngấm nước vì nguyên nhân này là thay mới. Ngoài ra, phải lưu ý ở những vị trí tiếp xúc với nước thường xuyên, khách hàng phải sử dụng loại ván ép chống thấm nước để đảm bảo độ bền theo thời gian.

  • Keo chịu nước của ván ép không đủ mạnh

Quá trình sản xuất ván ép sử dụng keo chịu nước đủ mạnh thì sẽ không đủ sức bảo vệ bề mặt ván ép khỏi sự thấm nước. Nếu quá trình lắp đặt ván ép thiếu chính xác, không đúng cách thì bề mặt ván sẽ càng không chịu đựng được sự tác động của nước, dễ thấm nước hơn.

Khi khoan, cắt, đục lỗ không chính xác, các khe hở có thể xuất hiện tạo điều kiện cho nước thấm vào bên trong ván ép trong khi đó keo dán chịu nước lại không đủ mạnh để bảo vệ bề mặt ván ép nên khiến quá trình thấm nước diễn ra nhanh chóng hơn.

  • Tiếp xúc với độ ẩm cao, nước một cách thường xuyên

Nếu ván ép được lắp đặt ở những vị trí có độ ẩm cao một cách thường xuyên cũng dễ bị bào mòn, thấm nước. Đặc biệt, nếu nó đặt trong nơi thường xuyên có nước như không gian ngoài trời, tường, mái che, cửa ra vào, cầu thang… thì không sớm hoặc muộn nó sẽ bị thấm nước.

Một khi đã có sự ngấm nước thì quá trình sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng lan rộng ra. Cho nên, để tránh phải tìm cách xử lý ván ép bị thấm nước, bạn nên thi công và lắp đặt ván ép ở môi trường trong nhà để tránh nước mưa, độ ẩm tiếp xúc thường xuyên.

Ván ép bị thấm nước ảnh hưởng như thế nào?

Ván ép bị thấm nước sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng cả về tính thẩm mỹ, cấu trúc và an toàn cho người sử dụng.

Hậu quả đầu tiên là ván ép sẽ bị phồng rộp, nứt nẻ. Khi nước thấm vào bên trong của ván ép sẽ làm cho nó phồng lên, sau đó gây ra các vết nứt, vết rạn trên bề mặt ván ép. Nhìn lúc này, công trình sẽ mất tính thẩm mỹ, không còn đẹp và cấu trúc cũng bị tác động, không còn bền vững như trước.

Ngoài ra, khi ván ép bị thấm nước cũng sẽ gây đen sạm, thối rữa cho lớp gỗ bên trong. Màu sắc và chất lượng của ván ép sẽ thay đổi, giảm tuổi thọ của ván ép. Lớp thối rữa còn có mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến người sử dụng.

Ván nước bị thấm nước cũng sẽ giảm tính cơ học. Ván ép bị thấm nước sẽ không còn chịu được lực tốt, dễ bị mục, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn khi sử dụng của công trình.

ván ép bị thấm nước nấm mốc và mối mọt
Ván ép bị thấm nước dễ nấm mốc, mối mọt 

Ván nước bị thấm nước cũng dễ bị mối mọt hơn vì tạo môi trường tốt cho mối mọt, sâu gỗ phát triển. Sản phẩm lúc này sẽ hư hỏng từ bên trong, tiếp tục ảnh hưởng đến độ bền.

Sự phát triển của nấm mốc vi khuẩn trong ván ép bị thấm nước có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh, đặc biệt là khi nó được lắp đặt tiếp xúc thường xuyên với người dùng trẻ em, người già, người ốm yếu…

Cách xử lý ván ép bị thấm nước

Chính vì những hậu quả nghiêm trọng đó, chúng ta phải tìm cách xử lý ván ép bị thấm nước một cách nhanh chóng, kịp thời. Khi phát hiện ra ván ép bị thấm nước nếu mức độ chưa nghiêm trọng, diện tích chưa lớn thì có thể làm khô, sau đó tìm biện pháp ngăn nước thấm.

Để ngăn thấm nước, khách hàng có thể sử dụng chất phủ bảo vệ ván ép, ngăn nước xâm nhập. Ngoài ra, phải thường xuyên bảo dưỡng công trình, đồ nội thất từ ván ép như sơn bảo vệ, lau chùi, xịt chất chống mối mọt…

Cách xử lý ván ép bị thấm nước
Cách xử lý ván ép bị thấm nước

Bên cạnh đó, để hạn chế việc thấm nước cho ván ép nên sử dụng loại ván ép chịu được nước hoặc sử dụng các loại vật liệu chống thấm khác như cao su, xi măng chống thấm…

Việc tránh để ván ép tiếp xúc với nước, độ ẩm thường xuyên cũng rất quan trọng. Đối với sản phẩm từ ván ép vẫn nên hạn chế đặt để ngoài trời tránh tiếp xúc với nước mưa, độ ẩm cao.

Xem thêm:

Lời kết

Trên đây là những kiến thức về ván ép và nguyên nhân khiến loại gỗ này bị nở, bị thấm nước mà Gỗ Thông Phú Trang tổng hợp được. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có cách xử lý ván ép bị nở và cách xử lý ván ép bị thấm nước phù hợp cho mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *