Gỗ xẻ sấy là gì? Một số loại gỗ xẻ sấy phổ biến hiện nay

Trong thi công nội thất gỗ thì thứ quan trọng nhất chính là gỗ nguyên liệu. Gỗ nguyên liệu có tốt thì đồ gỗ nội thất đóng lên mới đẹp và bền được. Thuật ngữ gỗ xẻ sấy được dùng nhiều nhưng không phải loại gỗ nào cũng phải sấy mới tốt. Hãy cùng Phú Trang chúng tôi điểm qua những loại gỗ nào cần sấy, loại gỗ nào không cần phải sấy trên thị trường hiện nay nhé!

Gỗ xẻ sấy là gì?

Gỗ xẻ sấy là những tấm phách/ván hoặc thanh gỗ được xẻ ra từ những khối gỗ tròn, gỗ hộp lớn như gỗ sồi, gỗ tần bì, gỗ óc chó, gỗ thông, gỗ căm xe,… Quá trình sản xuất gỗ xẻ sấy bắt đầu bằng việc cưa xẻ khối gỗ thành những thanh gỗ có kích thước và hình dạng nhất định. Sau đó, các thanh gỗ được phân loại và xếp lên kiện theo độ dài quy định.

Tiếp theo, quá trình sấy và hong khô trong nhà xưởng được thực hiện theo quy trình khép kín và đảm bảo kỹ thuật chuyên môn. Điều này giúp loại bỏ độ ẩm trong gỗ và tạo ra một sản phẩm có độ ổn định cao và chất lượng tốt nhất. Quá trình sấy còn giúp ngăn chặn sự mọc mốc, mục và sâu bệnh trong gỗ, giúp gia tăng tuổi thọ và độ bền cho sản phẩm gỗ.

Gỗ xẻ sấy là gì
Gỗ xẻ sấy

Loại gỗ nào thường dùng để xẻ sấy?

Trong lĩnh vực xây dựng và nội thất, gỗ xẻ sấy là một công nghệ quan trọng giúp tạo ra các sản phẩm gỗ chất lượng cao. Tuy nhiên, không phải loại gỗ nào cũng phù hợp để áp dụng công nghệ xẻ sấy.

Gỗ mềm

Những loại gỗ có tỷ lệ xơ cao và chứa lượng nước nhiều cần phải trải qua quá trình xẻ sấy để tạo ra sản phẩm gỗ ổn định và chất lượng. Dưới đây là một số loại gỗ mềm thường được áp dụng công nghệ xẻ sấy:

  • Gỗ Sồi: Gỗ sồi là một trong những loại gỗ mềm phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong ngành nội thất. Gỗ sồi có đặc điểm chịu nước tốt và có độ ẩm phù hợp sau quá trình xẻ sấy. Điều này giúp gỗ sồi giữ được sự ổn định và tránh hiện tượng co ngót khi gặp thời tiết nắng nóng.
  • Gỗ Tần bì: Gỗ tần bì là một loại gỗ mềm khác được ưa chuộng trong ngành xây dựng và nội thất. Gỗ tần bì có tính chất tương tự như gỗ sồi và yêu cầu phải trải qua quá trình xẻ sấy để giảm độ ẩm và tăng tính ổn định của sản phẩm gỗ.
  • Gỗ Cao su: Gỗ cao su cũng là một trong những loại gỗ mềm phổ biến và thường được xẻ sấy để đạt được độ ẩm phù hợp. Gỗ cao su có khả năng chống mối mọt tốt và thích hợp để sử dụng trong các ứng dụng nội thất và xây dựng.
  • Gỗ Tràm bông vàng: Gỗ tràm bông vàng là một loại gỗ mềm có tính chất ổn định và độ bền cao. Để đảm bảo chất lượng và sự ổn định của gỗ tràm bông vàng, việc xẻ sấy là cần thiết.
  • Gỗ Óc chó: Gỗ óc chó là một loại gỗ mềm có vẻ ngoài đẹp và màu sắc đa dạng. Tuy nhiên, để đạt được độ ẩm phù hợp và tính ổn định, gỗ óc chó cũng cần trải qua quá trình xẻ sấy.
Gỗ mềm thường dùng để xẻ sấy
Gỗ mềm thường dùng để xẻ sấy

Gỗ nhập khẩu

Một số người không biết rằng hầu hết các loại gỗ nhập khẩu như gỗ sồi, gỗ tần bì, maple, óc chó… đều là những loại gỗ mềm được trồng ở nước ngoài. Các loại gỗ này có thể có tỷ lệ xơ cao và chứa nhiều nước, do đó, việc xẻ sấy là cần thiết để giảm thiểu độ ẩm và tăng tính ổn định của gỗ.

Lợi ích của việc xẻ sấy gỗ

Việc áp dụng công nghệ xẻ sấy cho gỗ mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Dưới đây là một số lợi ích chính:

  • Tính ổn định: Qua quá trình xẻ sấy, gỗ được loại bỏ nước dư thừa và đạt được độ ẩm phù hợp. Điều này giúp sản phẩm gỗ giữ được tính ổn định khi sử dụng trong các ứng dụng nội thất và xây dựng.
  • Chống co ngót: Việc xẻ sấy giúp giảm khả năng co ngót của gỗ khi gặp thời tiết nắng nóng. Điều này giúp duy trì hình dáng và kích thước ban đầu của sản phẩm gỗ trong suốt quá trình sử dụng.
  • Giảm thời gian xử lý: Áp dụng công nghệ xẻ sấy cho gỗ giúp giảm thiểu thời gian phơi gỗ. Nếu sử dụng phương pháp phơi gỗ thông thường, việc đạt được độ ẩm phù hợp có thể tốn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng lớn đến tiến độ công trình.

Một số loại gỗ xẻ sấy phổ biến

Dưới đây là một số loại gỗ xe tẩm sấy thông dụng với những đặc điểm nổi bật giúp lựa chọn loại gỗ phù hợp nhất với nhu cầu và mục đích sử dụng.

1. Gỗ Xoan Đào xẻ sấy (Gỗ Pygeum)

Gỗ xoan đào là một loại gỗ lớn và quý được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ gỗ. Gỗ xoan đào có đặc tính sinh trưởng nhanh và có khả năng tăng trưởng vượt trội. Gỗ xoan đào thường được trồng ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam như Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Quảng Ninh và khu vực Tây Nguyên.

Gỗ xoan đào được sử dụng rộng rãi để làm ván lạng, ván bóc, cửa gỗ, bàn ghế, tủ bếp và còn được dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc trừ sâu sinh học.

2. Gỗ Sồi xẻ sấy (Gỗ Oak)

Gỗ Sồi xẻ sấy
Gỗ Sồi xẻ sấy

Gỗ sồi có hai loại chính là sồi trắng và sồi đỏ. Gỗ sồi trắng có độ cứng và chống thấm tốt hơn, đường vân gỗ đa dạng và đẹp mắt. Gỗ sồi trắng thích hợp cho việc sản xuất đồ gỗ như tủ bếp, tủ quần áo với những vân hoa đẹp. Gỗ sồi đỏ có màu trắng đến màu nâu nhạt và tâm gỗ có màu nâu đỏ rất đẹp.

3. Gỗ Tần Bì xẻ sấy (Gỗ Ash)

Gỗ Tần Bì xẻ sấy
Gỗ Tần Bì xẻ sấy

Gỗ tần bì có khả năng chịu lực tốt và khá dễ làm khô. Độ kháng va chạm của gỗ tần bì tuyệt vời và gỗ cũng dễ uốn cong bằng hơi nước. Gỗ tần bì thường được sử dụng trong sản xuất ván sàn, cửa, các vật liệu kiến trúc nội thất, đồ gỗ chạm khắc và các sản phẩm trang trí cao cấp như tủ bếp.

Các loại lò sấy gỗ công nghiệp hiện nay

Hiện nay, ngành công nghiệp gỗ phát triển mạnh kéo theo nhu cầu sử dụng lò sấy gỗ công nghiệp cũng tăng theo. Cùng tìm hiểu các loại lò sấy gỗ công nghiệp bên dưới.

1. Lò sấy gỗ công nghiệp chân không

Lò sấy gỗ công nghiệp chân không
Lò sấy gỗ công nghiệp chân không

Lò sấy gỗ công nghiệp bằng công nghệ chân không là loại lò sấy mới, hiện đại, đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại nhiều đơn vị. Loại lò sấy gỗ này có nhiều ưu điểm vượt trộ so với các loại lò sấy khác trên thị trường hiện nay:

  • Lò sấy gỗ công nghiệp giúp làm hết mối mọt có trong gỗ.
  • Lò sấy gỗ chân không giúp giảm thiểu thời gian sấy gỗ xuống tối đa.
  • Có khả năng hạn chế mối mọt.
  • Không xả khí thải độc hại, rất thân thiện với môi trường.
  • Hạn chế hút ẩm, hạn chế tình trạng cong vênh biến dạng gỗ, giúp giữ được tính chất gỗ tự nhiên như ban đầu.
  • Lò sấy gỗ công nghiệp chân không được sản xuất hiện đại, bền bỉ hơn các loại lò sấy thông thường, được ứng dụng cho các đơn vị phải sấy gỗ ngoài trời rất nhiều.

2. Lò sấy gỗ công nghiệp bằng hơi nước

Lò sấy gỗ công nghiệp bằng hơi nước
Lò sấy gỗ công nghiệp bằng hơi nước

Lò sấy gỗ công nghiệp sử dụng công nghệ hơi nước là quá trình sấy khô gỗ trong lò sấy hơi nước hoạt động dựa trên nguyên lý dùng nhiệt độ đốt nóng nước rồi dùng chính nhiệt độ của hơi nước để làm khô sản phẩm gỗ.

Ưu điểm của lò sấy gỗ công nghiệp bằng hơi nước là sản phẩm sẽ không phải tiếp xúc trực tiếp với chất đốt, buồng sấy tác biệt với lò đốt. Công nghệ sấy này cho phép điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với từng loại sản phẩm có hình dạng, kích thước và tính chất khác nhau. Do đó, sản phẩm được sấy sẽ đảm bảo chất lượng và chi phí tiết kiệm năng lượng đến mức tối đa.

Nhiều loại lò sấy gỗ trên thị trường với nhiều ưu điểm khác nhau.

Gỗ được sấy khô từ trong lõi nên không xảy ra hiện tượng nứt âm, độ ẩm gỗ sau khi sấy có thể đạt từ 8 – 14%. Phương pháp sấy gỗ này cũng hạn chế được đa phần tình trạng cong vênh, biến dạng của gỗ, hạn chế được độ co ngót của gỗ sau khi sấy. Ngoài ra, không xảy ra tình trạng cháy gỗ như việc sấy gỗ bằng phương pháp khí nóng.

3. Lò sấy gỗ công nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời

Lò sấy gỗ công nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời
Lò sấy gỗ công nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời

Đây là lò sấy gỗ công nghiệp chạy bằng năng lượng mặt trời với nhiều tính năng ưu việt:

  • Không gây ô nhiễm môi trường.
  • Tiết kiệm năng lượng (điện năng và nhiên liệu lên đến trên 60%).
  • Giảm đến 50% chi phí sấy gỗ.
  • Chất lượng sấy rất đảm bảo.
  • Cải thiện đáng kể điều kiện lao động trong việc sấy gỗ.
  • Điều tiết quá trình sấy ổn định và dễ dàng.
  • Việc sấy khô gỗ bằng lò sấy gỗ công nghiệp giúp gỗ tiêu diệt sạch mối mọt, giúp tuổi thọ của gỗ cao hơn, tạo ra các sản phẩm vật dụng bền đẹp, giúp ích cho con người.

Gỗ phơi thường áp dụng cho những loại gỗ nào?

Gỗ phơi là phương pháp truyền thống để làm giảm độ ẩm của gỗ bằng cách phơi gỗ dưới ánh nắng mặt trời. Phương pháp này thường được áp dụng cho các loại gỗ cứng, có chất gỗ đanh và chứa ít nước.

Các loại gỗ thích hợp cho phương pháp phơi gỗ bao gồm gỗ gõ đỏ, gỗ căm xe, gỗ lim, gỗ giáng hương và nhiều loại gỗ cứng khác. Việc áp dụng phương pháp phơi gỗ có những ưu điểm như chi phí thấp, gỗ khô từ từ nên ít bị xé ván hoặc mo ván do độ ẩm giảm từ từ.

Tuy nhiên, phương pháp phơi gỗ cũng có nhược điểm là thời gian tiêu tốn lâu, do đó ít được áp dụng cho các loại gỗ mềm có nhiều nước.

Ở Việt Nam, phương pháp phơi gỗ là một phương pháp truyền thống phổ biến trong các xưởng mộc. Điều này bởi vì người dân Việt Nam thường ưa chuộng các loại gỗ cứng, có giá trị cao. Các loại gỗ như căm xe, gõ và lim vẫn được khách hàng tại Việt Nam ưa thích và đặt niềm tin vào chất lượng của chúng.

Xem thêm:

Lời kết

Dù là gỗ xẻ sấy hay gỗ phơi thì đây cũng chỉ là 1 phương pháp giảm độ ẩm cho gỗ nguyên liệu, mỗi cách có 1 ưu điểm và áp dụng cho từng loại gỗ cụ thể. Khi đi đặt hàng nội thất khách hàng nên tìm hiểu kỹ, tránh bị các đơn vị nội thất quảng cáo lên tận mây xanh. Cũng như am hiểu chính xác loại gỗ nào cần sấy, loại gỗ nào cần phơi để lên kế hoạch đi đặt nội thất cho mình.

CÔNG TY TNHH MTV TM XNK PHÚ TRANG

1. Showroom trưng bày sản phẩm:

  • Showroom 1: 117/38 Hồ Văn Long (kho số 6), P.Tân Tạo , Quận Bình Tân, TP.HCM
  • Showroom 2: 1294 Võ Văn Kiệt, Phường 13, Quận 5, TP.HCM

2. Tổng kho sản phẩm:

  • Kho hàng 1: 116C/5 Nguyễn Văn Linh , Ấp 3 xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
  • Kho hàng 2: D2/29A Đoàn Nguyễn Tuấn , Xã Quy Đức Huyện Bình Chánh, Tp.HCM

3. Thời gian hoạt động: 07h30 – 18h00

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *