Gỗ Lim thuộc nhóm mấy? Có mấy loại? Nhận biết như thế nào?

Gỗ lim thuộc nhóm mấy? Cách nhận biết như thế nào? Lưu ý gì khi sử dụng gỗ Lim? Rất nhiều những câu hỏi đặt ra nhưng đâu là đáp án đúng nhất. Cùng Gỗ Thông Phú Trang tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Gỗ lim là gỗ gì?

Gỗ lim là tên thường gọi chung của tất cả các loại gỗ họ lim như lim xanh, lim xẹt, lim lào, lim Nam Phi,… Ở Việt Nam, giống gỗ lim thường thấy nhất là lim xanh hay là loài thực vật có tên khoa học Erythrophleum Fordii, thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, là một trong bốn loại gỗ thuộc nhóm tứ thiết: định, lim, sến, táu.

Về hình thức, cây gỗ lim thuộc giống thực vât gỗ lớn, có chiều cao lên đến trên dưới 30m với một cây trưởng thành. Gỗ lim thường sinh trưởng tập trung thành một khu vực lớn hoặc mọc lẻ, những cây gỗ lim sống lẻ thường phân tầng thấp hơn, cành non có màu xanh lục.

Cây gỗ lim có thân thẳng và trong, gốc gỗ lim bạnh nhỏ, lá và hoa khá giống với cây xoan đào nhưng quả thì thuôn dài hơn và hạt màu nâu đen khá dẹp. Vỏ cây gỗ lim màu nâu nhạt, khi bong ra sẽ xuất hiện lớp vỏ trong màu nâu.

Cây gỗ Lim
Cây gỗ Lim

Cây gỗ lim có là kép lông chim 2 lần mọc cách. Có 3-4 đôi cuống cấp 2. Hoa hình chùm kép. Qủa có hình trái thuôn. Hạt dẹt màu nâu đen, xếp lợp lên nhhau, vỏ hạt cứng, dây rốn dày và to gần bằng hạt.

Trong vòng đời sinh trưởng của mình, cây gỗ lim chia thành 2 giai đoạn chính là cây non và cây trưởng thành. Cây gỗ lim non thường ưa bóng râm, ngược lại với cây trưởng thành rất thích sáng. Cây gỗ lim có quá trình phát triển khá chậm, thường mọc nhiều ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới, do đó chúng ta thường rất dễ bắt gặp cây gỗ lim ở Việt Nam hay một số vùng ở Đông Nam Á như Đài Loan hay Trung Quốc.

Gỗ lim thuộc nhóm mấy?

Gỗ lim là loại gỗ quý hiếm được xếp vào gỗ nhóm II (Việt Nam). Các loại gỗ trong nhóm II thường rất cứng và nặng, độ bền cao nên mối mọt khó tấn công được.

Các loại gỗ lim phổ biến

Gỗ lim gồm nhiều loại với những tên gọi khác nhau. Tuy nhiên trên thị trường Việt Nam gỗ lim được biết đến với hai loại phổ biến nhất: lim Lào và Lim Nam Phi.

Gỗ lim Lào

  • Xét về tỉ trọng thì gỗ lim Nam Phi thường nhẹ hơn gỗ lim Lào có thể do sự khách biệt trong vị trí địa lý. Chưa có tài liệu nào chứng minh được loại gỗ từ Nam Phi kém chất lượng và kém bền hơn gỗ lim Lào.
  • Tuy nhiên theo kinh nghiệm sản xuất của các đơn vị nội thất, gỗ lim Lào được đánh giá là có độ ổn định cao hơn khả năng chịu lực tốt hơn rất nhiều so với gỗ lim từ Nam Phi.

Gỗ lim Nam Phi

  • Gỗ lim là loại gỗ rất tốt, nhờ đặc tính cứng và chắc của mình. Ưu điểm lớn nhất là không bị biến dạnh và cong vênh theo thời tiết.
  • Chính vì vậy từ xưa đến nay gỗ lim vẫn được yêu thích dùng làm kết cấu chịu lực chính cho các dạng kiến trúc nhà gỗ như: cột, kèo, ba ba bốn sáu, các loại cửa gỗ nhất là những cửa gỗ mặt tiền, sàn nhà…

Cũng như những loại gỗ khác, gỗ lim thường được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau như: Lào, Campuchia, Tây Nguyên, hay các nước Congo và Nam Phi…

Với việc siết chặt trong quả lý của cơ quan nhà nước như hiện nay thì việc sở hữu nguyên liệu gỗ lim Tây Nguyên hay Lào là rất khó khăn. Vì vậy chất liệu gỗ này thường có giá thành khá cao. Tuy nhiên những mẫu lim nhập khẩu hợp pháp từ Campuchia và các nước Nam Phi thường có giá mềm hơn.

Gỗ Lim Nam Phi
Gỗ Lim nhập khẩu Nam Phi

Cách nhận biết lim Lào và lim Nam Phi

  • Cách nhận biết qua màu sắc vân gỗ: Khi chưa phun màu, gỗ lim Lào thường có màu đỏ hơn và đậm hơn. Nhưng khi phum màu rồi thì gỗ lim Lào thường có màu sắc sáng bóng hơn, vân gỗ lim Lào mau hơn, vân gỗ mịn hơn vì độ tuổi để khai thác gỗ lim Lào thường cao hơn gỗ lim Nam Phi.
  • Cách nhận biết qua khối lượng: Về khối lượng, gỗ lim Lào thường nặng hơn lim Nam Phi nên việc vận chuyển và khai thác có phàn khó khăn hơn do đó mà giá thành cũng cao hơn. Với cùng một thể tích thì gỗ lim Lào có thể nặng hơn gỗ lim Nam Phi từ 1,2 – 1,5 lần. Và có thể chịu lực tốt hơn nhiều so với gỗ lim Nam Phi.

Cách nhận biết gỗ lim khi còn là nguyên liệu

Như bạn biết đấy, gỗ lim là dòng gỗ quý của Việt Nam. Nó có độ cứng chắc, chịu được va đập mạnh nên hạn chế được sự mối mọt thường dùng trong kiến trúc làm cột kèo, làm đồ trang trí gia đình. Tuy nhiên, để phân biệt rõ gỗ lim với những dòng gỗ quý thì dưới đây là cách nhận biết gỗ lim khi còn là nguyên liệu.

Nội thất từ gỗ Lim
Nội thất từ gỗ Lim

Qua mùi hương từ gỗ

Những loài gỗ khác nhau đều mang mùi đặc trưng khác nhau. Ai cũng cho rằng, gỗ quý thì có mùi hương rất thơm tuy nhiên với gỗ lim thì chúng lại có mùi rất hắc dễ gây dị ứng cho mũi. Đây chính là mẹo rất hay và cực kỳ hiệu quả để bạn dễ dàng nhận biết gỗ lim với những dòng gỗ khác.

Nếu bạn đến xưởng gỗ thì sẽ thấy mùi hương của gỗ lim hắc và sẽ bị hắt hơi liên tục, có cảm giác bị khó chịu ở đầu mũi. Thế nhưng, gỗ lim lại luôn mang đến công trình tốt, quý giá và được nhiều người yêu thích.

Qua trọng lượng của gỗ

Để nhận biết gỗ lim thật hay giả chúng ta hãy dựa vào trọng lượng của cây gỗ lim. Thường thì trong trang trí nội thất hiện nay, trọng lượng của cây gỗ lim là nặng nhất. Thế nên, khi nhắc tấm gỗ lên bạn sẽ thấy nó có trọng lượng nặng hơn so với những dòng gỗ bình thường.

Tuy vậy, bạn hãy chú ý phân biệt trọng lượng gỗ tươi và gỗ khô nhé. Đối với nhiều vị khách hàng do không nắm rõ được quy tắc nên hay bị nhầm lẫn giữa gỗ lim tươi tức là gỗ chưa sấy còn nguyên nước, sau khi sấy khô nó sẽ có độ nặng khác nhau.

Gỗ Lim đã qua xử lý
Gỗ Lim đã qua xử lý

Nhận biết gỗ lim bằng nước vôi trong

Để nhận biết được gỗ lim thật hay giả thì chúng ta có thể nhận biết gỗ lim bằng cách ngâm nước vôi trong. Không cần trình độ cũng như hiểu biết về gỗ lim chỉ cần lấy 1 ít nước vôi trong rồi chúng ta bôi lên bề mặt gỗ chưa được sơn.

Trong vòng 1 tiếng khi bề mặt gỗ chuyển sang màu thâm đen thì đó chính là gỗ lim. Vì gỗ lim là dòng gỗ quý, khan hiếm nên chúng cần được bảo vệ.

Nhận biết gỗ lim bằng dằm gỗ

Cuối cùng, để nhận biết gỗ lim thì chúng ta có thể dựa vào dằm gỗ. Đây cũng là 1 trong những mẹo khá hiệu quả đối với những bạn chưa có kinh nghiệm về gỗ. Cách nhận biết gỗ lim bằng dằm gỗ tương đối mạo hiểm.

Như đã giới thiệu, gỗ lim rất cứng, chắc chắn, do đó dằm của nó cũng có độ cứng và dày. Khi bạn bước vào xưởng gỗ nếu không may hay sơ sẩy bị một cây dầm đâm phải sẽ có cảm giác rất đau như khi bạn bị gai có nhiều ngạnh đâm phải. Đây có thể được coi là cách kiểm tra đơn giản nhất nhưng cũng gây đau đớn nhất.

Những điểm cần lưu ý khi sử dụng

Người Việt xưa thường không thích làm giường gỗ lim có thể bởi hai lẽ:

  • Quan niệm gỗ có độc tố: Trong quá trình tiếp xúc khi chế biến gỗ người thợ hay bị dị ứng hắt hơi hoặc mẩn ngứa, nhưng có lẽ quan niệm này không đúng bởi gỗ lim rất cứng nên khi cưa mạt gỗ thường rất nhỏ nhưng rất sắc bay lơ lửng trong không khí gây ra các hiện tượng nêu trên. Nên các thành phẩm đã qua xử lý thì không vấn đề gì.
  • Quan niệm tâm linh: Gỗ đinh, sến, táu, lim… được dùng làm đình, chùa, hoặc các công trình tôn giáo nên khi có biến động các công trình trên bị phá huỷ nhưng nguyên liệu tạo nên các công trình đó đặc biệt là gỗ có thể tận dụng được trôi nổi rất nhiều trong dân gian. Nếu dùng gỗ đó làm các đồ gia dụng sẽ không tốt cho người dùng. (Lưu ý: không chỉ có gỗ lim, vì các trang trí trong tôn giáo, đình chùa thường sử dụng các loại gỗ quý như căm xe, gõ, táu, đinh, sến… tùy thuộc vào mỗi vùng).

Xem thêm:

Lời kết

Hy vọng bài viết trên mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn về loại gỗ Lim này cũng như giá gỗ Lim trên thị trường hiện nay.

CÔNG TY TNHH MTV TM XNK PHÚ TRANG

1. Showroom trưng bày sản phẩm:

  • Showroom 1: 117/38 Hồ Văn Long (kho số 6), P.Tân Tạo , Quận Bình Tân, TP.HCM
  • Showroom 2: 1294 Võ Văn Kiệt, Phường 13, Quận 5, TP.HCM

2. Tổng kho sản phẩm:

  • Kho hàng 1: 116C/5 Nguyễn Văn Linh , Ấp 3 xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
  • Kho hàng 2: D2/29A Đoàn Nguyễn Tuấn , Xã Quy Đức Huyện Bình Chánh, Tp.HCM

3. Thời gian hoạt động: 07h30 – 18h00

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *