Gỗ dán phủ phim chất lượng | Thích hợp sử dụng trong xây dựng

Gỗ dán phủ phim hay còn gọi là ván ép cốp pha phủ phim được biết đến như một loại ván ép chuyên dụng trong xây dựng. Những năm gần đây được rất nhiều khách hàng ưa chuộng vì giúp giảm thời gian thi công, số lượng nhân công lẫn chi phí vật tư, nguyên liệu. Tuy ra đời sau những loại cốp pha như cốp pha nhôm, cốp pha thép, cốp pha nhựa nhưng ván ép phủ phim nhờ thế mạnh nên vẫn có thứ hạng cao trên thị trường. Cùng Gỗ Thông Phú Trang tìm hiểu trong bài viết sau.

Gỗ dán phủ phim là gì?

Gỗ dán phủ phim là những miếng ván gỗ công nghiệp qua công nghệ ép ván cộng với lượng keo nhất định tạo ra những miếng ván ép dùng cho các công trình, dân dụng hay công nghiệp.

Để tăng độ bên và thời gian sử dụng cho ván ép lên. Người ta phủ một lớp phim Dynea, Stora Enso, là một loại màng giấy màng cáng keo. Giúp chống nước, tăng độ bóng và láng cho ván ép lên, giảm tối đa độ xước và tăng đáng kể độ bên lên.

Gỗ dán phủ phim
Gỗ dán phủ phim

Gỗ dán phủ phim thông thường được tạo nên từ nhiều lớp gỗ mỏng (9-12 lớp gỗ) và ép lại với nhau bằng keo chuyên dụng chống nước. Có phủ một lớp phim bên ngoài để tránh những tác động từ môi trường như ngoại lực, hơi ẩm và nước đồng thời giúp bề mặt ván phẳng và tạo hình hoàn chỉnh cho những sản phẩm bê tông.

Thông số kỹ thuật của gỗ dán phủ phim

  • Kích thước: 122×244 cm.
  • Độ dày: 12mm, 15mm, 18mm.
  • Màu sắc: phủ phim màu nâu cafe, phủ phim màu đen.
  • Số lần tái sử dụng: 7 – 10 lần.
  • Độ ẩm: dưới 12%.
  • Số lớp ván gỗ: 9 – 11 lớp.
  • Cạnh gỗ: sơn keo chống thấm nước.
  • Loại keo để dán gỗ ép: Keo chống thấm nước WBP Melaminel/ Phenolic.

Ưu nhược điểm của gỗ phủ phim

Ưu điểm

  • Cứng, nhẹ dễ dàng vận chuyển.
  • Chống nước, chống ẩm mốc độ bền cao với thời tiết khắc nghiêt ở Việt Nam.
  • Bề mặt láng mịn, phẳng giúp tạo bề mặt bê tông nhẵn đẹp.
  • Dễ cắt xén thủ công hoặc bằng máy cắt CNC.
  • Tái sử dụng được nhiều lần (7 – 10 lần).
  • Giá thành thấp.

Nhược điểm

  • Độ hoàn thiện trong nội thất bị kém đi do bề mặt dễ bị xước lớp phủ phủ phim nếu bị vật nhọn như kim loại cắm vào.
  • Bề mặt đôi khi không phẳng tuyệt đối do thời tiết Việt Nam nóng ẩm nhiệt đới. Nếu làm những đồ nội thất cần thẩm mỹ thì cần thợ tay nghề cao để xử lý.

Ứng dụng của gỗ dán phủ phim

  • Bề mặt bê tông phẳng hoàn toàn, không cần vữa sau khi đúc.
  • Mật độ ánh sáng, di động, dễ dàng để cài đặt.
  • Tiết kiệm chi phí lao động và rút ngắn tiến độ dự án.
  • Không thấm nước, tái sử dụng nhiều lần, hiệu quả kinh tế cao.
  • Ván ép bao gồm nhiều lớp ván lạng (veneer) được ép nóng từ 2-3 lần với keo dán chịu nhiệt (WBP) giúp tăng độ đàn hồi, độ cứng của ván ép và khả năng làm việc trong điều kiện ẩm ướt ngoài trời.
  • Film là màng dán keo phenol để làm cho bề mặt nhẵn, ít trầy xước và bảo vệ việc sử dụng ván ép. Lõi ván ép đang sử dụng gỗ cứng trồng.

Những yếu tố quyết định chất lượng gỗ dán phủ phim

1. Keo

Là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của tấm ván ép phủ phim.

Có 2 loại keo chính:

– WBP (Water Boiled Proof): Keo có đặc tính chống nước

Ván keo WBP có thể sử dụng ngoài trời ở môi trường ẩm ướt mà không bị tách lớp

Các loại ván keo thường gặp:

  • WBP – Phenolic
  • WBP – Melamine (loại phổ thông và loại tốt)

– MR (Moisure Resistant): Keo có đặc tính chống ẩm

Ván keo MR thích hợp sử dụng trong môi trường ít ẩm ướt, thường dùng cho các ứng dụng trong nhà. Ván keo MR chịu đun sôi tối đa trong 30p, ít được sử dụng làm ván éo trong xây dựng.

2. Phim

Là máng giấy cán keo Phenolic chống nước giúp tạo độ láng, giảm trầy xước và bảo vệ ván trong quá trình sử dụng.

Gỗ dán phủ phim
Gỗ dán phủ phim

3. Ruột ván ép

Đây là yếu tố quyết định độ cứng bền và khả năng chịu lực. Có nhiều loại để làm ván ép: gỗ tạp rừng, gỗ tạp vườn (gỗ điều, tràm,…), bạch dương,… Chất lượng ván có 3 loại:

  • Loại A: Nối tối đa 4 tấm theo chiều dài. Gỗ sấy trong 20p, ép nhiệt trong 30p, chịu lực tốt, ít bị rỗng ruột.
  • Loại B: Nối tối đa 8 tấm theo chiều dài. Gỗ sấy trong 10p, ép nhiệt trong 10p.
  • Loại C: Không giới hạn mối nối. Gỗ sấy trong 10p, ép nhiệt trong 10p, ruột có rất nhiều lỗ rỗng.

Quá trình sấy và ép nhiệt vừa tăng độ kết dính của keo, vừa tăng độ chịu lực của tấm ván.

6 Lý do sử dụng gỗ dán phủ phim trong xây dựng

Hiện nay, phần lớn các công trình xây dựng đều dùng bê tông. Vậy nên, việc đổ khuôn bê tông làm sao để đảm bảo được chất lượng cũng như tính thẩm mỹ luôn là vấn đề mà nhà thâu cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Không giống với những loại khuôn thường, khuôn được làm từ gỗ dán phủ phim có nhiều ưu điểm vượt trội.

1. Giá thành rẻ

Không ai có thể phủ nhận rằng những sản phẩm gỗ phủ phim hiện nay có giá thành rẻ hơn nhiều so với những loại vật liệu khác. Nó đáp ứng được nhu cầu rộng rãi của người dùng cả về chất liệu lẫn mẫu mã, giá cả.

Về cơ bản, thị trường gỗ dán phủ phim được phân loại dựa theo chất liệu cấu tạo như cốp pha thép, cốp pha nhôm, cốp pha tre, cốp pha nhựa,…Song gỗ phủ phim được làm từ ván ép được ưa chuộng hơn cả vì nó có giá thành “mềm” hơn rất nhiều.

Gỗ dán phủ phim
Gỗ dán phủ phim có giá thành khá rẻ

2. Giảm thiểu hao hụt vật tư

Một trong số những ưu điểm khiến gỗ phủ phim được ưa chuộng nhiều nữa đó là khả năng tiết kiệm vật tư và giảm thiểu tình trạng hao hụt một cách đáng kể.

Vì thiết kế bề mặt ghép kín mà loại cốp pha này được tạo thành một khuôn cố định, đảm bảo sự chắc chắn và giữ lại gần như toàn bộ số bê tông đổ vào mà không xảy ra tình trạng chảy nước.

Không chỉ dừng lại đó, lượng đinh cần thiết cũng ít hơn rất nhiều so với thông thường. Vậy nên nó tránh được tình trạng lãng phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình như ý.

3. Đảm bảo tính thẩm mỹ

Khi dùng gỗ dán phủ phim để làm khuôn đổ bê tông thì sau khi tháo gỡ khuôn ra nó đảm bảo được bề mặt nhẵn, bằng phẳng và đẹp mắt. Ngoài ra, một số loại ván ép phủ phim còn có thêm lớp màng giấy cán keo phenolic ở bên ngoài.

Nhờ vậy mà nó chống thấm nước vô cùng tuyệt vời, đồng thời tạo nên độ bóng, sự láng mịn, chống trầy xước và bám dính đến bất ngờ.

Ngay sau khi bê tông khô, người công nhân có thể tiến hành lăn sơn trực tiếp. Như vậy, bạn sẽ không cần phải tốn công để xử lý bước trát vữa một lần nữa.

4. Dễ vận chuyển

Vì ván ép có trong lượng nhẹ, khả năng chống dính tốt nên nó không bị bám bê tông sau khi tháo dỡ. Lúc này, trọng lượng của nó sẽ được giữ nguyên như ban đầu hoặc có tăng thì cũng rất ít. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, đảm bảo sự dễ dàng và an toàn.

5. Bền vững với thời gian

Trên thực tế, trải qua nhiều cuộc kiểm nghiệm gỗ ván đã chứng minh được rằng dù tái sử dụng 8 đến 10 lần thì chất lượng của nó vãn không hề thay đổi. Chưa hết, loại gỗ phủ phim này là loại ván gỗ được gia công, xử lý hóa chất đầy đủ. Vậy nên, người dùng có thể yên tâm rằng nó không bị cong vênh hay nứt vỡ so với cốp pha gỗ tự nhiên.

6. Dễ thi công

Trong trường hợp thi công mà cột quá lớn thì việc sử dụng loại cốp pha thường sẽ rất phức tạp. Nếu công trình nhà ở dân dụng có cột ở vị trí sát với tường nhà bên cạnh thì bạn chỉ nên ghép 3 mặt, hộp cốp pha gỗ khó ghép được chính xác. Bộ gông cột của cốp pha ván ép với khả năng trượt lên xuống theo cột, từ đó giúp giảm bớt thời gian ghép khuôn và đổ bê tông, đảm bảo ghép chính xác 3 mặt cốp pha.

Ván gỗ với đặc tính nổi bật là trọng lượng nhẹ, không bị bám dính, lại dễ ghép. Vậy nên tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình thi công. Thay vì sử dụng những loại vật liệu khác thì việc sử dụng ván ép sẽ dễ vận chuyển hơn, tiết kiệm chi phí nhân công, vật tư, thời gian và cả giá thành rẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *