Cốp pha là gì? Phân loại và vai trò của coppha trong thi công

Khi bạn là một nhà thầu xây dựng dù lớn hay nhỏ hoặc đơn giản có thể là 1 người có am hiểu về ngành xây dựng thì ít nhiều gì bạn cũng sẽ biết đến Cốp Pha, nhiều anh em bạn bè còn khuyên bạn nên áp dụng Cốp Pha trong xây dựng để giảm thiểu nhân công và tăng cường tiến độ.

Vậy cốp pha là gì và lợi ích của việc sử dụng cốp pha trong xây dựng là gì? Cùng Phú Trang giải mã qua bài viết này nhé!

Cốp pha là gì? Gọi cốp pha hay là cốt pha?

Cốp pha được hiểu là một dạng khuôn đúc bê tông, có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như: tole, sắt thép, gỗ… Cốp pha còn được biết đến với tên gọi khác như cốt pha, coppha, coffa… Do bắt nguồn từ tiếng Pháp là “Coffrage” và cốp pha trong tiếng Anh là “Form-work“.

Coppha cực kỳ quan trọng trong ngành xây dựng giúp cho các công trình an toàn hơn, thời gian thì công nhanh hơn tiết kiệm được rất nhiều công sức, thời gian của con người.Tùy theo mỗi vùng miền sẽ có cách gọi khác nhau. Vì thế, nếu gọi là “cốt pha” thì vẫn đúng. Với chức năng chính là định hình bê tông tươi đảm bảo sự vững chãi cho hệ bê tông cốt thép của công trình. Vì thế, đây là phụ kiện không thể thiếu trong thi công xây dựng.

Trước kia, cốp pha chỉ được làm từ gỗ, tre khá thủ công nhưng với công nghệ tiên tiến, hiện nay cốp pha được làm từ nhiều loại vật liệu khác, như: thép, nhôm, tole, composite,…

Cấu tạo của cốp pha

Các thành phần của cốp pha bao gồm: ván mặt, sườn cứng cùng các phụ kiện liên kết. Trong đó:

  • Ván mặt: Là phần rất quan trọng trong cốp pha bởi nó sẽ trực tiếp tiếp xúc với bê tông và có ảnh hưởng trực tiếp tới hình dạng, kích thước, chất lượng của bề mặt bê tông.
  • Sườn cứng: Có tác dụng liên kết với ván mặt, nhiệm vụ là tăng độ cứng chắc cho cốp pha.
  • Các phụ kiện khác: Liên kết các tấm cốt pha lại với nhau

Ngày nay, trong lĩnh vực xây dựng, coppha đã trở thành một phụ kiện không thể thiếu. Chúng được sử dụng rất phổ biến và cách lắp ráp cũng nhanh chóng. Các bạn có thể thực hiện lắp ráp và tháo dỡ ngay tại chỗ để tiết kiệm thời gian và cần cẩu. Chất liệu được sử dụng để làm cốt pha có thể là thép, nhôm, nhựa hay gỗ. Kích thước của cốp pha cũng rất đa dạng.

Một bộ cốp pha sẽ bao gồm 4 hoặc nhiều mảnh ván dài hình chữ nhật ghép lại với nhau. Các tấm ván này được liên kết với nhau thông qua hệ thống gông. Khoảng cách của các gông với nhau và chiều dài của ván được thiết kế sao cho có thể chống lại được lực xô ngang. Phần chân cột sẽ chừa ra một cửa nhỏ để thuận tiện cho việc làm vệ sinh. Còn ở phía đầu cột thì chừa để ghép ván khuôn dầm.

Công dụng của cốp pha

Do bê tông ban đầu có cấu tạo lỏng, rồi mới dần đông kết và cứng lại nên cốp pha có 2 chức năng chính là làm khuôn để chứa vữa nhằm định hình bê tông và chịu lực thay cho vữa/kết cấu bê tông khi chúng chưa đủ khả năng chịu lực.

Do đó, kết cấu bê tông thường có các phần sau đây:

  • Hệ tấm ván khuôn: Đây được coi là thành phần giúp tạo hình bê tông và giúp chuyển bớt tải trọng sang phần còn lại.
  • Hệ chống đỡ chịu lực gồm có đà, giáo, văng, giằng,… nằm ở dưới hoặc bên ngoài tấm ván khuôn có khả năng chịu lực chính cho toàn bộ hệ thống.

Ngoài ra, tùy vào từng công trình, còn có thêm các phụ kiện hay bộ phận phụ trợ nhằm dịch chuyển hay làm sàn công tác.

Ứng dụng ván ép coppha trong thi công xây dựng
Ứng dụng ván ép coppha trong thi công xây dựng

Những tiêu chuẩn kỹ thuật cốp pha là gì?

Khi lựa chọn cốp pha thì loại bê tông và nhiệt độ là những cân nhắc quan trọng. Vì chúng đều ảnh hưởng đến gây ra áp suất khác nhau.

Các mặt cốp pha phải có khả năng chống lại áp suất thủy tĩnh của bê tông ướt. Sẽ giảm xuống không trong vòng vài giờ tùy thuộc vào hỗn hợp bê tông.

Giá trị tối thiểu là 5 N/ mm2 được khuyến nghị trong mọi trường hợp. Khi cố định ván khuôn dọc để không làm hỏng bê tông cố định trong quy trình.

Hình dạng, kích thước khuôn và vị trí lắp đặt phải đúng với thiết kế. Để chế tạo được kết cấu bê tông có hình dạng, kích thước như mong muốn. Được thiết kế sao cho giữ được hình dạng của bê tông trong suốt quá trình kết và đóng rắn. Tránh tình trạng biến dạng.Tùy từng công trình hay kết cấu khác nhau như xây móng hay xây cột mà chọn loại thích hợp.

Mọi loại cốp pha khi sử dụng trong các công trình đều phải đạt những yêu cầu kỹ thuật sau:

  • Tránh tình trạng chảy vữa, hồ ra ngoài thì cần đúc cốp phải kín và kiểm tra kỹ càng.
  • Hình dạng khuôn, kích thước, vị trí lắp phải đạt chuẩn theo thiết kế chế tạo.
  • Quá trình đỡ vữa bê tông thì cốp phải có khả năng chịu lực tốt.
  • Sau khi sử dụng thì quá trình tháo ra phải dễ dàng, di chuyển và tái sử dụng được một cách hợp lý.
  • Số lần tái sử dụng tỷ lệ thuận với thiết kế một cách bền vững của cốp pha.

Trong các công trình thi công vai trò của cốp pha là gì?

Nếu bạn là dân trong ngành xây dựng ắt hẳn sẽ biết cốp pha là gì đúng không? Bài viết chia sẻ hôm nay sẽ giới thiệu chi tiết về loại vật liệu này chuyên dụng cho các công trình, ai chưa biết hay muốn tìm hiểu thêm có thể theo dõi bài viết của siêu thị gỗ thông Phú Trang ngay sau đây.

1. Đánh giá chất lượng của cốp pha tốt

Để có được 1 thành phẩm tốt do cốp pha tạo nên thì cần đạt những yếu tố sau, đó là quy chuẩn để bạn trực tiếp kiểm tra sản phẩm có thực sự tốt không?

Cốt pha cần phải đúng vị trí và kích thước:

  • Phần khuôn cốt pha phải luôn giữ kín, mới giữ được bê tông lỏng bên trong cứng lại được
  • Mỗi phần của cốt pha kết hợp lại phải đúng vị trí + kích thước (theo thiết kế), khi đó sản phẩm cho ra mới thành hình thành dạng chuẩn được
  • Cốp pha phải kiên cố suốt trong quá trình thi công xây dựng nhà. Đến khi bên xây dựng kiểm định và xét duyệt.
Ván ép coppha trong công trình xây dựng
Ván ép coppha trong công trình xây dựng

2. Sử dụng vật liệu cốt pha có khả năng chịu lực cao

Đối với 1 số công trình lớn, cốp pha giữ vai trò rất lớn. Nên sử dụng vật liệu có khả năng chịu lực, như vậy mới giữ vững được cả công trình cũng như hỗ trợ khối bê tông đông rắn hiệu quả.

  • Phần thiết kế và tháo lắp của cốp pha nên đơn giản hóa
  • Sử dụng vật liệu tốt làm cốt pha, nhằm mục đích dùng được lâu và không phải thay thế nhiều.
  • Một số vật liệu phụ đi kèm khi tạo thành bê tông khối cũng cần làm cho tỉ mỉ. Sử dụng sắt thép cứng cáp để bê tông mau rắn hơn.

Bên cạnh đó, còn 1 số yếu tố có thể đánh giá cốp pha chất lượng hay không khác như nhìn vào thành phẩm. Kiểm tra thử 1 mẫu nhỏ dạng khối bê tông theo khuôn cốp pha đó, … Chỉ cần có bộ cốp pha tốt thì bảo đảm. Chắc chắn phần bê tông tạo thành sẽ ổn định, hơn cả mong đợi của bạn.

Tóm lại bạn đã hiểu rõ về cốp pha là gì chưa? Từ khái niệm đến cấu tạo và chức năng của chúng trong các công trình xây dựng ngày nay.

Nó cũng thuộc dạng top các phần quan trọng trong các dự án nhà cửa đấy, nếu nói nền móng là bước đầu hình thành công trình thì cốp pha là yếu tố tiếp theo kiến tạo nên bộ khung tổng thể cho công trình.

Cốp pha là gì mà xây dựng lại không thể thiếu tầm quan trọng của cốp pha?

Nếu bạn đã từng tham gia xây dựng các công trình như nhà ở dân sinh hay bất kỳ công trình nào khác. Đều có một loại vật liệu luôn được xử dụng thường xuyên đó là cốp pha. Vậy cốp pha đóng vai trò gì và có những tác dụng nào?

Lúc xưa thì gỗ là vật liệu chính để tạo nên cốp pha. Nhưng vì gỗ sau một thời gian sử dụng bị mục và độ bền giảm. Vì vậy ngày nay có nhiều loại được cấu tạo từ thép, nhựa công nghiệp… Một miếng thường có 3 phần chính là ván mặt, sường cứng và các thành phần khác.

Ván mặt tiếp xúc trực tiếp với bê tông và là phần quan trọng giúp định hình bê tông. Mặt ván nên có độ nhẵn cao giúp mặt bê tông không bị lòi lõm khi khô.

Sườn cứng là bộ phận liên kết trực tiếp với mặt ván, có khả năng chịu lực chính cho toàn bộ hệ thống.

Các phụ kiện liên kết có tác dụng liên kết các tấm cốp pha, đảm bảo được kết cấu bền chặt.

Ván ép coppha trong công trình xây dựng

Các loại cốp pha trong môi trường xây dựng hiện nay

Hiện nay trong nghành xây dựng có các loại cốp pha chính: Cốp pha thép định hình, Cốp pha gỗ tự nhiên, Cốp pha gỗ công nghiệp, Cốp pha Composite – Nhựa tổng hợp.

1. Cốp pha gỗ tự nhiên

Vật liệu chính là những thanh gỗ tự nhiên được ghép lại với nhau tạo thành hệ cốp pha, gỗ được cắt xẻ với độ dày phù hợp tạo thành mặt phẳng, loại cốp pha gỗ tự nhiên chủ yếu dùng ở các công trình nhà ở nhỏ cấp 4, hay 1,2 tầng đặc biệt ở nông thôn nơi nguyên liệu dễ tìm.

Sử dụng cốp pha gỗ tự nhiên cũng phát sinh thêm chi phí lớp phủ tạo bề mặt ván khuôn, như cốp pha thép định hình, cốp pha gô tự nhiên được gia công với diện tích nhỏ. Để tạo thành khuôn đổ bê tông đòi hỏi nhân lực cần phải ghép các tấm mỏng với nhau.

Hạn chế lớn nhất với loại cốp pha này là điêu kiện thời tiết dễ bị công, vênh, bề mặt gỗ dễ biến dạng so với lúc ban đầu nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng và tính thẩm mỹ.

2. Cốp pha gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp được xử lý với về mặt nhẵng bóng chống bám dính, bề mặt gỗ phẳng nên quá trình lắp ghép nhanh hơn tuy vậy loại cốp pha này tuổi thọ thấp không có thể dùng lâu dài được.

Ưu điểm cốp pha gỗ công nghiệp:

  • các lớp gỗ trong tổng thể một tấm được liên kết với nhau bằng lớp keo có khả năng bám dính tốt.
  • Có bề mặt, diện tích lớn, có khả năng chịu nước và độ ẩm cao qua đó tạo ra khối bê tông có bề mặt phẳng, đẹp.

Chính vì thế hiện nay coffa gỗ công nghiệp được lựa chọn khá nhiều bởi các nhà thầu đặc biệt là trong thi công các công trình có diện tích sàn lớn.

3. Coffa phủ film

Ván cốp pha phủ phim được tạo nên từ các lớp gỗ (ván mỏng) liên kết với nhau bởi chất keo đặc chủng chịu nước phủ lớp phim stora enso 1 mặt hoặc 2 mặt. Công nghệ sản xuất ván dán nhiều lớp dựa trên công nghệ sản xuất ván dán tiên tiến theo tiêu chẩn chất lượng Châu Âu.

Là loại vật liệu chuyên dụng được thiết kế và cấu tạo cho các ứng dụng công trình xây dựng. Được ép bằng keo 100% WBP – Phenolic theo phương pháp ép nóng ở nhiệt độ 1250C – 1400C. Ván cốp pha phủ phim khả năng chịu nước cao có bề mặt phẳng nhẵn, chống bám dính. Sử dụng làm cốp pha xây dựng thuận tiện trong thi công, tái sử dụng trên 10 lần.

4. Cốp pha Composite – Nhựa tổng hợp

Vật liệu composite, còn gọi là Vật liệu tổng hợp, Vật liệu compozit,hay composite là vật liệu tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau tạo nên vật liệu mới có tính chất vượt trội hơn hẳn so với các vật liệu ban đầu, khi những vật liệu này làm việc riêng rẽ.

Cốp pha Composite là loại cốp pha được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp chính vì vậy đạt chuẩn về kích thước rất cao có khá nhiều kiểu dáng được sử dụng rộng rãi ở các nước phát trển trên thế giới.

Tổng quan Cốp pha nhựa tổng hợp có đặc điểm giống với cốp pha gỗ công nghiệp nhưng có ưu điểm hơn về trọng lượng (nhẹ hơn cốp pha gỗ công nghiệp) còn có khả năng tái sử dụng nhiều lần, trong nhiều môi trường khác nhau.

Công nghệ để sản xuất cốp pha nhựa tổng hợp khá tốn kém, đòi hỏi dây chuyền sản xuất lớn, chi phí nguyên liệu cũng như giá thành nhập khẩu cao. Vì vậy nên ở thị trường nghành xây dựng Việt Nam chưa được sử dụng nhiều.

5. Cốp pha thép định hình

Là loại cốp pha được sản xuất từ chất liệu thép, gia công từ những khung thép định hình (thép hộp, thép u…). Coffa thép định hình có trọng lượng nặng nên thường được gia công với diện tích nhỏ (kích thước 1500 x 300 hoặc 2000 x 400…). Khi lắp ghép cũng cần nhiều công sức cũng như nhân lực để tạo thành hệ cốp pha định hình chắc chắn.

Do đặc tính của thép dễ bám dính bê tông nên khi tháo dỡ cần phải được xử lý. Vì trọng lượng lớn nên khi vận chuyển cũng khó khăn hơn. Ngoài ra khi thực hiện tháo dỡ có thể làm cho bề mặt bị móp, cong, vênh cũng cần phải xử lý lại tốn kém và mất thời gian.

Với những đặc tính nêu trên làm cho tính thẩm mỹ giảm sút bởi được lắp ghép từ những tấp thép nhỏ mặt phẳng không được đồng đều.

6. Cốp pha nhôm

Được sản xuất và chế tạo bằng hợp kim nhôm có cường độ cao và được liên kết lại với nhau để tạo nên khung cho công trình. Được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, đặc biệt phù hợp với công trình nhà cao tầng.

Cốp pha nhôm có thể được sử dụng nhiều lần với chi phí sử dụng trung bình thấp. Hệ thống cốp pha nhôm với thiết kế tiêu chuẩn và thi công theo đúng quy trình, một bộ ván khuôn có thể được sử dụng hơn 120 lần với chi phí sử dụng giảm đáng kể.

Cốp pha nhôm thích hợp vào tất cả các vị trí như tường, sàn, cột, dầm, cầu thang, cửa sổ, tấm nổi… Cốp pha nhôm không hoen gỉ nên tăng thời gian bảo quản và giảm đáng kể chi phí bảo quản. Ván khuôn nhôm có các kích thước tiêu chuẩn khác nhau và linh hoạt để lắp ráp theo yêu cầu của các công trình tương ứng, Độ ổn định cao, khả năng chịu lực cao.

Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của cốp pha nhôm là giá thành cao hơn so với các loại cốp pha thông thường.

Cách sử dụng và bảo quản ván coppha là gì?

1. Bốc dỡ ván coppha – coffa phủ phim

Nên di chuyển ván cốp pha từng tấm một để tránh trầy xước bề mặt và làm rơi ván.

Cần bốc dỡ những tấm ván dựng đứng ở hai bên thành xe trước.

Nếu ván còn nguyên đai, nguyên kiện (Pallet) thì phải sử dụng xe nâng (Fortlift) để vận chuyển và lưu ý tránh làm vỡ các cạnh góc. Nên vận chuyển pallet vào vị trí cất giữ rồi mới tiến hành cắt đai.

2. Cưa ván coppha – coffa

Khi cưa cắt ván phải sử dụng lưỡi cưa khoảng 100 răng với đường kính ngoài 305mm. Độ dày của răng cưa từ 2.5 – 3.2mm và tốc độ quay 3000 – 3600 vòng/ phút.

Khi khoan ván, các lỗ khoan phải được xác định trước và khoan cả 2 mặt. Tất cả cạnh và lỗ khoan phải được sơn phủ ít nhất 3 lớp sơn chống thấm nước (nên sử dụng chủng loại sơn chống thấm nước Ethanol – Formaldehyde)

3. Vệ sinh sau khi sử dụng (tăng hiệu quả giá trị và thời gian sử dụng)

Việc tháo lắp và vệ sinh ván cốp pha giữa những lần đổ bê tông góp phần làm tăng tuổi thọ của việc sử dụng ván và cho kết quả tốt hơn đối với bề mặt bê tông.

Ván phải được làm vệ sinh sạch và quét lớp chất chống bám dính bê tông (Rheofinish 202 – BASF) sau mỗi lần sử dụng. Ván không sạch sẽ ảnh hưởng đến bề mặt bê tông sau khi hoàn tất, nhất là những mảng bê tông còn bám lại trên ván cũng sẽ gây trầy xước bề mặt ván ở lần sử dụng sau.

Phải “vá” những nơi bị trầy xước trên bề mặt ngay khi có thể bằng cách sơn phủ 3 lớp chống thấm lên đó.

4. Điều kiện lưu giữ ván coppha phủ phim

Ván phải tránh để chỗ có nước, bùn hoặc hóa chất và luôn được bảo quản khô ráo do các lớp veneer rất dễ hút ẩm.

Nơi cất trữ ván phải tách biệt khỏi khu vực có các phương tiện máy móc hạng nặng, các loại xe hay những công cụ sắt nhọn đang vận hành trong công trình để giảm nguy cơ rủi ro có thể gây ra cho ván.

Tất cả ván cốp pha khi mang vào công trường phải trong điều kiện khô ráo và được bảo vệ khỏi những tác động trực tiếp của môi trường bên ngoài cho đến khi sử dụng bằng cách hoặc để trong kho bãi có mái che hoặc phủ vải tarpaulin chống thấm nước.

Phú Trang nơi bạn tin tưởng để chọn mua cốp pha chất lượng, uy tín

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đọc đã nắm vững được khái niệm cốt pha là gì và các phân loại cốt pha phổ biến hiện nay. Để tìm hiểu thêm các thông tin xây dựng, hãy truy cập website của chúng tôi: www.gothongphutrang.com

Trên địa bàn TP.HCM có rất nhiều địa chỉ bán cốp pha thép. Điều này khiến các nhà thầu, người sử dụng khá khó khăn trong việc lựa chọn và mua các loại sản phẩm cốp pha cho công trình của mình. Tuy nhiên, mọi khách hàng có thể hoàn toàn an tâm và tin tưởng vào sản phẩm của công ty Phú Trang – địa chỉ bán cốp pha thép uy tín nhất TP.HCM hiện nay.

Khác với nhiều doanh nghiệp kinh doanh thiết bị xây dựng, bán cốp pha khác, Phú Trang mong muốn có thể tự mình kiểm soát chất lượng sản phẩm, cốp pha của mình. Do đó, ban lãnh đạo công ty chủ trương đầu tư vào hệ thống dây chuyền sản xuất, trực tiếp mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng.

Ván ép coppha

Lí do chọn mua các sản phẩm từ cửa hàng chúng tôi

Phú Trang cam kết luôn mang đến cho khách hàng sản phẩm cốp pha thép chất lượng, đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình thi công công trình. Chúng tôi khuyên bạn nên tìm đến các địa chỉ cung cấp uy tín, được chứng nhận và có hồ sơ năng lực tốt để tìm mua coppha và có được mức giá phù hợp, tương xứng với chất lượng.

Nếu bạn vẫn phân vân không biết nên chọn loại ván như thế nào, chất lượng ra sao để phù hợp với công trình của mình thì có thể liên hệ Phú Trang qua thông tin sau đây:

CÔNG TY TNHH MTV TM XNK PHÚ TRANG

1. Showroom trưng bày sản phẩm:

  • Showroom 1: 117/38 Hồ Văn Long (kho số 6), P.Tân Tạo , Quận Bình Tân, TP.HCM
  • Showroom 2: 1294 Võ Văn Kiệt, Phường 13, Quận 5, TP.HCM

2. Tổng kho sản phẩm:

  • Kho hàng 1: 116C/5 Nguyễn Văn Linh , Ấp 3 xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
  • Kho hàng 2: D2/29A Đoàn Nguyễn Tuấn , Xã Quy Đức Huyện Bình Chánh, Tp.HCM

3. Thời gian hoạt động: 07h30 – 18h00

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *