Quy trình sản xuất ván ép cần những vật liệu và máy móc nào?

Quy trình sản xuất ván ép đang ngày càng được mở rộng do nhu cầu sử dụng ván gỗ công nghiệp thay thế gỗ tự nhiên gia tăng mạnh. Việc tạo ra những tấm ván ép chất lượng không chỉ mang đến giải pháp kinh tế cho khách hàng mà còn giải quyết được việc khan hiếm gỗ tự nhiên trên thị trường hiện nay.

Ván ép là gì?

Ván ép hay còn gọi là ván dán (plywood) là một trong những vật liệu nội thất gỗ được nhiều người ưu chuộng sử dụng. Nó có những ưu điểm nổi trội, giá thành của ván ép khá rẻ, thân thiện với môi trường, mang màu sắc và vân gỗ tự nhiên giống như gỗ thật, dễ thi công… Ván ép được làm từ nhiều tấm ván gỗ mỏng, liên kết với nhau bởi keo kết dính theo một quy trình sản xuất nghiêm ngặt.

Các lớp gỗ mỏng được ép chồng vuông góc với nhau một cách chắc chắn, giúp cho tấm ván có độ bền chắc, giảm cong vênh, nứt, co ngót trước sự thay đổi của thời tiết. Gỗ dùng để làm ván ép thường là gỗ lá rộng như gỗ dẻ sao, lim xanh, trâm tía, kháo… và gỗ lá kim (họ tùng, bách).

Ván ép từ gỗ lá rộng thường được sử dụng cho vật liệu trang trí như lát sàn, thiết kế nội thất, vách ngăn, hoặc sử dụng để làm lõi cho các bề mặt veneer. Ván ép từ gỗ lá kim được dùng cho xây dựng, thi công. Độ dày đa dạng 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm, 25mm đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng.

Xưởng sản xuất ván ép:

Xưởng sản xuất ván ép phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn khi vận hành. Nhà xưởng rộng và kiên cố đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục trong mọi điều kiện thời tiết. Các khu vực được phân chia rõ ràng đảm bảo sản xuất ván ép chất lượng cao. Dây chuyền sản xuất khép kín từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm cuối cùng.

Các loại máy sử dụng:

  • Máy cắt lát
  • Máy sấy
  • Máy ép nóng
  • Máy ép nguội
  • Dây chuyền xếp ván tự động
  • Máy cắt tỉa, chà nhám

Quy trình sản xuất ván ép chi tiết

Quy trình sản xuất ván ép thường có 3 giai đoạn chính, đó là:

Giai đoạn 1: Thu hoạch gỗ

  • Lựa chọn các cây gỗ phù hợp (gỗ lá rộng hoặc gỗ lá kim).
  • Sử dụng máy cắt, lấy phần thân gỗ, loại bỏ cành và lá cây, sau đó vận chuyển về nhà máy xử lý

Giai đoạn 2: Xử lý gỗ

  • Thân gỗ sau khi được đưa về sẽ được ngâm trong hồ nước trong một khoảng thời gian nhất định. Việc này giúp máy dễ dàng bóc vỏ và dễ cắt theo nhiều kích thước.

Giai đoạn 3: Sản xuất ván ép

  • Bước 1: Bóc vỏ và cắt miếng gỗ thành từng khúc theo kích thước yêu cầu
  • Bước 2: Miếng gỗ được đưa vào máy cắt lá để tạo thành tấm gỗ mỏng
  • Bước 3: Tấm gỗ mỏng được đưa lên dây chuyền để cắt theo kích thước yêu cầu và phân loại.
  • Bước 4: Tấm gỗ mỏng được cho vào máy sấy khô để đạt độ ẩm quy định
  • Bước 5: Sử dụng công nghệ quét để kiểm tra khuyết tật trên tấm gỗ và tiến hành sửa lỗi.
  • Bước 6: Làm sạch và phủ đều lên hai mặt tấm ván keo kết dính, xếp các tấm ván chồng lên nhau theo độ dày yêu cầu
  • Bước 7: Đưa tấm ván vào máy ép lạnh để làm phẳng và đảm bảo keo được phân phối đồng đều
  • Bước 8: Đưa tấm ván đi ép nóng trong thời gian quy định để các tấm gỗ mỏng liên kết chặt chẽ với nhau.
  • Bước 9: Sau khi ép nóng, ván ép được làm nguội và đưa vào máy cắt tỉa và chà nhám để bỏ cạnh, làm mịn bề mặt.
  • Bước 10: Kiểm tra chất lượng thành phẩm.

Sau khi hoàn thành 3 công đoạn, ván ép sẽ được đóng gói theo quy định và bảo quản trong kho hoặc phân phối đến nơi cần thiết.

Quy trình sản xuất gỗ ván ép

Tiêu chuẩn sản xuất ván ép

  • Sau khi được sấy khô, tấm gỗ mỏng được bảo quản ít nhất 24h và giữ độ ẩm 6-8%
  • Lựa chọn keo dán phù hợp. Các loại keo thường sử dụng là keo protein, keo
  • Urea-formaldehyde và keo
  • Phenol-formaldehyde
  • Điều kiện áp lực ép phải đạt chuẩn
  • Quy trình ép ván nghiêm ngặt, đúng trình tự

Quy trình sản xuất ván ép gỗ công nghiệp MDF 

Ván gỗ MDF có thể được sản xuất bằng 2 quy trình công nghệ sản xuất gỗ công nghiệp:Phương pháp ướt và phương pháp khô. Phương pháp ướt là dùng nước để nghiền gỗ thành sợi giống với nguyên tắc nghiền bột giấy trong công nghệ sản xuất giấy. Lượng nước cần dụng rất nhiều, có thể lên đến 70 tấn nước/ 1 tấm ván sợi. Phương pháp khô đơn giản và gọn nhẹ hơn. Thu được tỉ lệ sợi cao, đồng đều. Chính vì thế, phương pháp này được ưu tiên sử dụng phổ biến hơn cả trong các nhà máy sản xuất. Cụ thể:

1. Phương pháp ướt

Tóm tắt quy trình sản xuất ván ép MDF bằng phương pháp ướt như sau:

Nguyên liệu → Băm dăm → Hóa mềm (Bằng hơi nước quá nhiệt hoặc kiềm lạnh) → Nghiền bột → Trộn keo → Lên khuôn thành hình → Ép ván → Thành phẩm.

  • Bước 1: Bột gỗ chất lượng tốt được phun nước làm ướt để chúng vón thành dạng vảy.
  • Bước 2: Vẩy gỗ cũng được rải đều lên mâm ép để ép nhiệt sơ bộ. Sản phẩm sau khi ép là ván sơ.
  • Bước 3: Ván sơ tiếp tục đi qua hệ thống ép cán nhiệt để làm giảm hàm lượng nước xuống còn 50%. Đồng thời giúp 2 mặt dính chặt lại.
  • Bước 4: Cắt tấm ván thành từng khổ có kích thước tiêu chuẩn, bo biên.
  • Bước 5: Các tấm ván ép lần lượt được xử lý nguội, cho vào máy cắt tỉa, chà nhám, làm mịn bề mặt. Sau đó phân loại, kiểm tra chất lượng sản phẩm và đóng gói.

2. Phương pháp khô

Tóm tắt quy trình sản xuất ván ép MDF bằng phương pháp khô như sau:

Chuẩn bị và xử lý nguyên liệu gỗ → băm dăm → sàng dăm → rửa dăm → hấp dăm → nghiền sợi (trộn keo) → sấy sợi → trải thảm → ép sơ bộ → cắt tấm → ép nhiệt → xử lý kích thước, bề mặt ván (rọc cạnh, đánh nhẵn bề mặt ván) → đóng gói, nhập kho.

Bước 1: Sản xuất bột sợi

Bột gỗ sau khi nghiền sẽ được nhà máy phân loại chất lượng tốt nhất, đảm bảo yêu cầu khi sản xuất. Bột gỗ đạt chất lượng được trộn với các chất phụ gia an toàn và keo đặc chủng trong máy trộn sấy. Sản phẩm đầu ra là bột sợi.

Bước 2: Tạo tầng bột sợi

Sử dụng máy rải tiếp tục trải đều bột sợi thành 2 – 3 tầng bột (tùy từng khổ ván ép)

Bước 3: Ép nhiệt

Các tầng bột sợi sẽ được ép nhiệt 2 lần để dính chặt với nhau. Nhiệt độ ép của máy gia nhiệt sẽ được điều chỉnh theo độ dày tấm ván hoàn thiện. Đảm bảo nhiệt độ vừa đủ để loại bỏ hàm lượng nước còn lại trong gỗ, ngăn chặn tình trạng mối mọt. Đồng thời giúp cho keo hóa rắn một cách từ từ, tăng độ bền.

  • Lần 1: Các tầng ván gỗ được ép sơ bộ để nén chặt chúng lại.
  • Lần 2: Ép chặt các tầng lại với nhau.

Bước 4: Cắt tấm ván

Ván MDF sau khi ép nhiệt sẽ được cắt thành từng khổ có kích thước khác nhau và bo biên mượt. Các kích thước có thể là 1220 x 2440, 1525 x 2440 hoặc 1830 x 2440. Một số nhà máy sản xuất lớn có thể sản xuất ván ép MDF vượt khổ thi công các dự án lớn.

Bước 5: Xử lý, đóng gói

Quá trình xử lý gỗ ván ép
Quy trình xử lý gỗ ván ép

Sản phẩm được tiếp tục xử lý nguội, chà nhám bề mặt. Đem phân loại những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất. Sau đó đóng gói, bảo quản hoặc phân phối đến các xưởng sản xuất gỗ công nghiệp.

Lưu ý khi lựa chọn kích thước ván ép phù hợp

Tất cả các loại ván ép được sản xuất với nhiều kích thước về độ dày, chiều dài x chiều rộng. Để lựa chọn kích thước ván ép phù hợp, bạn hãy chú ý những điều sau đây:

  • Với mỗi kích thước, độ dày ván thì tỷ trọng ván sẽ khác nhau. Tỷ trọng ván cũng là một yếu tố quyết định tới chất lượng của ván ép.
  • Cần xem xét tới độ dày ván nếu sử dụng ván để sản xuất các đồ nội thất như kệ tv, kệ sách, tủ,….vì khả năng chịu lực của ván ép ở mức tương đối.
  • Lựa chọn loại ván phù hợp cho từng không gian kiến trúc cần thi công.
  • Đối với môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà bếp, bạn có thể sử dụng các loại ván chống ẩm để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
  • Làm đồ nội thất như bàn, tủ, giường… thường sử dụng ván dăm hoặc ván MDF, tùy thuộc vào kết cấu và đặc tính sử dụng.

CÔNG TY TNHH MTV TM XNK PHÚ TRANG

1. Showroom trưng bày sản phẩm:

  • Showroom 1: 117/38 Hồ Văn Long (kho số 6), P.Tân Tạo , Quận Bình Tân, TP.HCM
  • Showroom 2: 1294 Võ Văn Kiệt, Phường 13, Quận 5, TP.HCM

2. Tổng kho sản phẩm:

  • Kho hàng 1: 116C/5 Nguyễn Văn Linh , Ấp 3 xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
  • Kho hàng 2: D2/29A Đoàn Nguyễn Tuấn , Xã Quy Đức Huyện Bình Chánh, Tp.HCM

3. Thời gian hoạt động: 07h30 – 18h00

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *