Gỗ Veneer là gì? Ưu nhược điểm, phân loại và ứng dụng

Gỗ Veneer hiện nay rất được ưa chuộng để đóng đồ nội thất. Được các đơn vị tư vấn thiết kế khai thác triệt để công năng của chúng. Tuy nhiên, trong vai trò khách hàng đôi khi lại có sự nhầm lẫn không hề nhẹ giữa các loại ván được phủ veneer do thiếu kiến thức. Hay có thể do chính các đơn vị tư vấn thiết kế tư vấn không đầy đủ. Hãy cùng Phú Trang tìm hiểu ngay về gỗ Veneer là gì và những thông tin về loại gỗ này.

Gỗ Veneer là gỗ gì?

Gỗ veneer là loại gỗ tự nhiên, được lạng mỏng từ cây gỗ tự nhiên, có độ dày mỏng khác nhau tùy vào nhu cầu người sử dụng, một cây gỗ tự nhiên nếu lạng mỏng ra thì được rất nhiều gỗ veneer.

Sau khi được lạng, Gỗ được dán vào các loại cốt gỗ công nghiệp khác nhau như gỗ MDF, HDF, gỗ Ván dán, gỗ figer, gỗ ván dăm, để làm ra các sản phẩm nội thất. Do lạng từ cây gỗ tự nhiên nên bề mặt gỗ veneer không khác gì gỗ tự nhiên đẹp và thẩm mỹ.

Các sản phẩm bề mặt phủ Veneer được đánh giá cao về chất lượng cũng như tuổi thọ không chỉ bởi những tính năng ưu việt mà nó đem lại mà còn nằm ở những giá trị kinh tế hiệu quả. Nhưng bên cạnh đó chất liệu này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần được khắc phục và sử dụng làm các sản phẩm phù hợp trong thiết kế nội thất.

Gỗ Veneer lạng mỏng
Gỗ Veneer lạng mỏng

Đặc tính của gỗ veneer

  • Bản thân Veneer được lạng ra từ gỗ tự nhiên chính vì vậy mang đầy đủ tính chất của cây chủ như: Óc chó, sồi, xoan đào,….. về màu sắc, độ bền,…
  • Ngoài mang đầy đủ tính chất của gỗ tự nhiên(cây gốc). Sau khi được lạng ra, gỗ thô sẽ được gia công, chế biến theo từng tiêu chuẩn đối với loại gỗ khác nhau. Nhằm loại bỏ nước tiêu chuẩn trong gỗ, vi khuẩn, tăng độ bền của gỗ với môi trường và các tác động từ bên ngoài.
  • Gỗ Veneer có ưu điểm nữa là chống cong vênh và mối mọt. Có bề mặt sáng và đa dạng vì nó có thể ghép trang trí vân chéo, đảo vân, vân ngang, vân dọc, có thể chạy chỉ chìm, tùy loại…
  • Có 3 loại gỗ Veneer phổ biến hiện nay là gỗ Veneer xoan đào, sồi, căm xe. Những loại gỗ Veneer nay có thể dán lên ván gỗ tự nhiên để tạo thành gỗ ghép phủ Veneer. Hoặc dán lên gỗ công nghiệp để tạo thành gỗ công nghiệp Veneer. Mỗi loại gỗ dán Veneer đều có những đặc điểm riêng.

Ưu điểm và nhược điểm của gỗ Veneer là gì?

Ưu điểm

  • Là loại gỗ có độ bền bao giờ cũng thua gỗ tự nhiên, tuy nhiên nó lại có ưu điểm là vân gỗ liền mạch vì được dán rất kỹ, kỹ thuật trên nền ván công nghiệp.
  • So với gỗ tự nhiên nguyên khối thì veneer có giá thành rẻ và hợp lý với người dùng hơn.
  • Gỗ có bề mặt nhẵn, sáng bóng, chống cong vênh, mối mọt, nứt khi thời tiết thay đổi, cho phép bạn có thể ghép vân tinh tế trên bề mặt gỗ mà không sợ bị bai màu, mất màu. Ghép vân chéo, vân ngang, vân dọc theo thớ gỗ, đảo vân hoặc có thể chạy chỉ chìm trên bề mặt gỗ mà không làm ảnh hưởng đến tổng thể chung của toàn sản phẩm. Màu sắc gỗ gần gũi với con người và thân thiện với môi trường.
  • Gỗ có thể sản xuất ra nhiều mặt hàng và đồ gỗ nội thất có giá trị khác nhau, mặt khác loại gỗ này chống cong vênh, bề mặt sáng và có màu sắc tự nhiên.
Gỗ ván Veneer
Gỗ ván Veneer

Nhược điểm

  • Do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ veneer hạn chế về khả năng chịu nước, dễ bị hỏng, rạn nứt, vì vậy chỉ được sử dụng ở những vị trí khô ráo, ít tiếp xúc với nước.
  • Ở các nước tiên tiến, việc sử dụng veneer để sản xuất ra các vật dụng nội thất và trang trí trong nhà khá rộng rãi. Họ ý thức được nguồn tài nguyên gỗ có hạn, cần có biện pháp bảo tồn và sử dụng gỗ tiết kiệm, đúng mục đích.
  • Vậy tại sao chúng ta không sử dụng những loại gỗ này hoặc những sản phẩm gỗ công nghiệp để phục vụ chính cuộc sống của chúng ta. Sử dụng gỗ công nghiệp là một cách để góp phần bảo tồn thiên nhiên và môi trường sống của chúng ta.

Những loại gỗ Veneer phổ biến hiện nay

1. Gỗ Veneer xoan đào

Gỗ Veneer xoan đào
Gỗ Veneer xoan đào

Nội thất từ gỗ Veneer xoan đào được rất nhiều gia đình lựa chọn vì nó có nhiều ưu điểm vượt trội nhưcó độ bền và màu sắc đẹp mắt.

Gỗ xoan đào có màu sắc từ vàng nhạt đến gần như trắng, tuy vào vùng trồng gỗ mà chúng còn có đặc tính khác nhau. Nhìn chung thì vân gỗ xoan đào to, thẳng và mặt gỗ đều.

Nhờ có khả năng chịu máy tốt, bám ốc và dính keo cao mà đồ nội thất làm bằng gỗ Veneer xoan đào dễ được sản xuất hơn những loại Veneer khác.

Một ưu điểm nữa, của loại gỗ dán Veneer xoan đào là loại gỗ này rất dễ nhuộm và đánh bóng. Chúng ít bị biến dạng khi sấy và có thể dễ dàng sấy khô.

Gỗ Veneer xoan đào tuy có khả năng chống nước không cao nhưng hiện tại nhiều nhà sản xuất đã kết hợp tấm Veneer xoan đào với tấm cốt chống ẩm giúp hạn chế nhược điểm này.

2. Gỗ Veneer sồi

Gỗ Veneer sồi
Gỗ Veneer sồi

Cũng giống như Veneer xoan đào, Veneer sồi được dùng nhiều trong sản xuất đồ nội thất và cũng rất được ưa chuộng. Gỗ sồi (oak) gồm có 2 loại là gỗ sồi trắng (White oak) và gỗ sồi đỏ (Red oak) xẻ sấy được nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ và Châu âu. Loại gỗ này có khả năng chống va đập cao.

Gỗ sồi có độ chắc chắn thấp hơn nhưng lại có ưu điểm khác là rất dễ uốn cong bằng hơi nước. Gỗ sồi khác gỗ xoan đảo ở chỗ là loại gỗ này dễ bị biến dạng khi sấy và phơi. Gỗ Veneer sồi có thể được dùng để chế tạo các sản phẩm nội thất thông dụng như giường, bàn học, các loại ghế…

3. Gỗ Veneer cặm xe

Gỗ Veneer cặm xe là một trong 3 loại gỗ được làm dán rất phổ biến hiện nay. Gỗ cặm xe có nhiều ở khu vực Tây Nguyên, loại gỗ này khá chắc và cứng. Gỗ có giác và lõi phân biệt, trong khi giác màu trắng vàng nhạt, dày, thì lõi gỗ lại có màu đỏ thẫm hơi có vân, thớ gỗ mịn.

Sau khi được lạng mỏng từ gỗ cặm xe tạo thành gỗ Veneer, thì loại gỗ này cũng quy tụ được màu sắc cũng như độ bền của gỗ cặm xe. Veneer cặm xe thường được dùng để chế tạo những đồ nội thất như các loại cửa, các loại tủ bếp, tủ đựng tài liệu…

4. Veneer óc chó

Veneer óc chó
Veneer óc chó

Veneer óc chó được sản xuất từ gỗ cây óc chó với độ dày phổ biến là 3 ly sau đó dán lên các loại cốt gỗ công nghiệp như: Gỗ MDF, gỗ MFC, gỗ HDF,… tạo thành gỗ công nghiệp Veneer thành phẩm.

Cây óc chó (Hồ đào/Hạnh đào) có tên khoa học là Ficus Hirta Vahl nguồn gốc từ Địa Trung Hải nhưng rất hợp với khí hậu tại Mỹ đặc biệt là California Walnuts và được trồng rất nhiều tại châu Mỹ như Canada, Argentina,…

Ở Việt Nam cây óc chó được trồng phổ biến tại các vùng giáp danh biên giới và vùng núi như: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn,…

Một số đặc điểm bên ngoài là cây có màu tro, vỏ nhẵn và chiều cao có thể lên đến hơn 30m trong tự nhiên.

Những loại gỗ này thường được dán lên một lớp ván gỗ tự nhiên sau khi lớp ván gỗ tự nhiên đã được ghép thành tấm theo quy cách chuẩn. Đây được gọi là gỗ ghép phủ Veneer.

Ngoài ra, những miếng gỗ Veneer có thể dùng để dán lên lớp gỗ công nghiệp thì được gọi là gỗ công nghiệp Veneer.

Gỗ công nghiệp là loại gỗ được lấy từ các loài cây thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su sau đó gỗ mang về được băm nhỏ thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ.

Ứng dụng của gỗ Veneer

Loại gỗ này có bề mặt đẹp và ổn định cao. Trong sản xuất đồ gỗ, gỗ veneer sồi được sử dụng phổ biến để tạo ra các sản phẩm cửa tủ, giường, kệ, giá sách trang trí. Lý do khiến loại gỗ này được ứng dụng rộng rãi như vậy vì chúng có thể được sơn màu, đánh bóng để trở thành thành phẩm phù hợp. Ngoài ra chúng cong đảm bảo chống cong vênh và mối mọt.

Gỗ được ứng dụng nhiều trong đóng đồ nội thất gia đình, văn phòng, khách sạn…với ưu điểm ít cong vênh như gỗ tự nhiên, giá thành hợp lý nên đang được nhiều khách hàng lựa chọn.

Ngày nay gỗ được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất, đồ mỹ nghệ, bàn ghế, tủ kệ tivi…

Ứng dụng của gỗ Veneer trong nội thất

Ứng dụng của gỗ Veneer trong nội thất
Ứng dụng của gỗ Veneer trong nội thất

Gỗ Veneer được ứng dụng phổ biến để làm các sản phẩm nội thất gia đình như: Tủ bếp, giường ngủ, cửa gỗ hoặc các đồ nội thất văn phòng cao cấp như bàn làm việc giám đốc, khung ghế giám đốc… và dần là sự lựa chọn thay thế cho nguồn gỗ tự nhiên đang cạn kiệt.

1. Bàn ghế gỗ

Bàn làm việc văn phòng có lẽ là món nội thất gỗ veneer mà bạn dễ bắt gặp nhất trong cuộc sống. Không chỉ có màu sắc sang trọng, bắt mắt không khác gì được làm từ gỗ tự nhiên. Sản phẩm này còn có giá cả phải chăng và đặc biệt phù hợp trong việc tạo nên đẳng cấp cho những căn phòng dành cho lãnh đạo công ty như giám đốc, trưởng phòng,…

2. Vách ngăn gỗ

Thông thường, vách ngăn bằng gỗ veneer được ưu tiên sử dụng ở những không gian lớn nhằm mang lại vẻ đẹp hiện đại, sang trọng. Nếu có thể khéo léo kết hợp với những chiếc cửa kính thì có thể càng khiến cho căn phòng trở nên đẳng cấp.

Chỉ nhìn qua thước ảnh phía trên đã có thể thấy màu gỗ nhã nhặn của gỗ veneer chính là điều làm nên vẻ đẹp ấn tượng có thể khiến cho bất cứ ai cũng phải trầm trồ choáng ngợp ở lần đầu tiên bước đến. Thêm nữa, việc lựa chọn dòng sản phẩm này cũng giúp cho việc trang trí nội thất những không gian rộng lớn như vậy đỡ tốn kém hơn.

3. Cửa gỗ

Cửa làm bằng gỗ Veneer có thể khắc phục được mọi nhược điểm của gỗ công nghiệp về mặt thẩm mỹ. Ngoài ra, cốt gỗ công nghiệp bên trong đảm bảo sản phẩm có thể phù hợp với mọi không gian mà không sợ bị cong vênh hay mối mọt. Đây thực sự là món nội thất tốt với giá cả hợp lý mà các gia đình Việt nên tham khảo.

4. Tủ bếp gỗ

Dùng làm vật liệu thiết kế tủ bếp là ứng dụng phổ biến nhất của gỗ veneer. Không chỉ mang lại vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cho căn bếp, những mẫu thiết kế này còn giúp gia chủ yên tâm với mức chi phí mình sẽ phải chi trả, đồng thời đảm bảo sản phẩm có thể thích ứng tốt với môi trường nhiều thay đổi như nhà bếp mà không lo gỗ bị biến dạng. Đối với những căn hộ chung cư tầm trung hay những gia đình có điều kiện tài chính không quá dư giả thì đây sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.

Các cách bóc gỗ Veneer từ cây gỗ gự nhiên

  • Bóc khối phần tư (Rift peeling)
  • Bóc lệch tâm (Stay-log peeling)
  • Bóc tròn (Rotary peeling)
  • Lạng cắt khối phần tư báng tiếp tuyến xuyên tâm (False quarter cut)
  • Lạng cắt khối phần tư tiếp tuyến (Flat quarter cut)
  • Lạng cắt khối phần tư xuyên tâm (True quarter cut)
  • Lạng cắt phẳng (Flat cut)

Quy trình sản xuất gỗ Veneer

Quy trình sản xuất gỗ Veneer
Quy trình sản xuất gỗ Veneer

Bước 1: Các loại gỗ tự nhiên sau khi chặt sẽ loại bỏ cành, vỏ,… Sau đó được đưa vào luộc, ngâm, tẩm đây là những công đoạn xử lý để loại bỏ nhựa, tăng độ bền, dễ gia công và sử dụng.

Bước 2: Sử dụng các loại máy để lạng mỏng gỗ ra. Thường là những loại máy có lưỡi tiêu chuẩn dày 3 ly. Những loại máy này có thể đảm bảo việc sau khi làm ra gỗ veneer sẽ vẫn giữ được vân gỗ, giữ được màu sắc, độ bền, đồng thời dễ dàng thi công và không bị rách.

Bước 3: Sau khi lạng thành những sản phẩm nội thất gỗ như ý thì xếp chồng lên nhau và cho vào máy sấy công nghiệp để sấy. Thao tác này sẽ giúp gỗ không bị cong, vênh, giòn, giảm chất lượng hơn là phơi nắng như cách làm thủ công.

Bước 4: Sau khi sấy thì những loại gỗ này sẽ được máy lăn kéo và dán vào các cốt gỗ công nghiệp như MDF, HDF,MDF,… tùy vào mục đích sử dụng.

Bước 5: Sau khi công đoạn dán hoàn tất thì những tấm gỗ này sẽ được đưa vào máy ép nhiệt. Nó sẽ được ép khoảng 5 phút với nhiệt độ 60 độ.

Bước 6: Đây là bước để hoàn thiện để gỗ đạt được độ thẩm mỹ cao. Đó là tấm gỗ sẽ được đưa vào máy chà, nhám để đánh bóng, làm tinh bề mặt và các góc cạnh.

Bước 7: Kiểm tra chất lượng gỗ, lưu kho hoặc phân phối ra thị trường.

Lời kết

Liệu tấm gỗ veneer có tốt không? Có lẽ qua bài viết này của Phú Trang bạn cũng đã được giải đáp phần nào thắc mắc của mình. Hy vọng rằng bạn sẽ lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mình.

CÔNG TY TNHH MTV TM XNK PHÚ TRANG

  • Showroom 1: 117/38 Hồ Văn Long (kho số 6), P.Tân Tạo , Quận Bình Tân, TP.HCM
  • Showroom 2: 1294 Võ Văn Kiệt, Phường 13, Quận 5, TP.HCM
  • Hotline: 0829 84 84 84 – 0917 66 77 79 – 0908 42 99 33

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *