Tấm MFC khác MDF ở điểm nào? Ứng dụng của gỗ công nghiệp MFC

tấm mfc

Tấm MFC có ứng dụng rộng rãi trong thiết kế thi công nội thất, đặc biệt là đối với những căn nhà theo phong cách hiện đại, thông minh. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa có cái nhìn cụ thể hơn về loại gỗ MFC cùng những loại bề mặt của nó. Vậy qua bài viết này, Phú Trang sẽ đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích về loại ván MFC và cách ứng dụng vào không gian mình nhé!

Tìm hiểu tấm MFC là loại vật liệu gì?

1. Khái niệm Tấm MFC

MFC là từ viết tắt của Melamine Faced Chipboard. MFC là loại ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine, có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ này và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng nhựa PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.

Gỗ công nghiệp MFC bao gồm 2 phần: Lõi ván dăm và bề mặt melamine.

  • Ván dăm (chipboard), thường được sản xuất từ gỗ rừng trồng từ các loại cây thu hoạch ngắn ngày như keo, cao su, bạch đàn… Thân gỗ sau khi được khai thác sẽ được băm nhỏ thành dăm gỗ, kết hợp với keo, ép lại thành tấm dưới cường độ áp suất nén cao.
  • Bề mặt được phủ lên một lớp Melamine, có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống cháy và chống thấm bề mặt. Lớp bề mặt này thường có giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.

2. Phân loại gỗ công nghiệp MFC

tấm mfc

Theo đặc tính gỗ

  • Loại thường

Gỗ MFC thường có khoảng 80 màu với đa dạng hình thái từ màu trơn, vân cho đến việc giả chất liệu khác như MFC Oak (sồi), Ask (tần bì), Beech (dẻ gai), Mahogary (gỗ dái ngựa), Walnut (gỗ óc chó), Teak (giả tỵ), Cherry (xoan đào), Maple (gỗ thích), Nu vàng, Nu đỏ, Gỗ tần bì giả cổ, Trắc, Mun vv…

  • Loại chống ẩm

MFC tồn tại hai dạng là dạng thường và dạng MFC chống ẩm dành cho các khu vực ngoài trời hoặc phải tiếp xúc nhiều với nước. MFC chống ẩm lõi xanh có khoảng 240 màu V313 tương tự như màu của MFC dạng chuẩn.

tấm mfc

  • Loại phối 2 màu

Ngoài ra, MFC còn cho ra đời loại ván kết hợp 2 màu sắc với nhau mà tuyệt nhiên người ta khó có thể tìm được đường nối giữa các mảng gỗ nối này. Màu sắc linh hoạt cộng với sự liền mạch giữa các mảng gỗ sẽ giúp đồ nội thất tăng thêm tính thẩm mỹ và ấn tượng hơn.

Phân loại gỗ MFC theo kích thước

  • Loại chuẩn

Các loại kích thước và độ dày ván MFC tiêu chuẩn tại Việt Nam phổ biến như sau:

Độ dày Kích thước
Size nhỏ: 4′ x8′ 1220x2440x (9-50)mm
Size trung: 5′ x 8′ 1530x2440x (18/25/30)mm
Size lớn: 6′ x 8′ 1830x2440x (12/18/25/30)mm
  • Loại vượt khổ

Bên cạnh các kích thước chuẩn, MFC còn có các kích thước vượt khổ khác nhằm phục vụ cho việc đa dạng hóa các ý tưởng thiết kế với kích thước lớn như:

Độ dày Kích thước
4′ x 9′ 1220x2745x (18/25)mm

3. Ưu nhược điểm gỗ MFC

Ưu điểm:

– Ưu điểm chính của ván MFC so với gỗ nguyên khối là chi phí rất thấp. So với đồ nội thất bằng ván ép có kích thước tương tự thì nội thất bàn văn phòng ván MFC có giá thấp hơn một nửa.

– Khi xây dựng các công trình lớn cần hàng trăm tấm vật liệu hoặc cho các dự án nhỏ như lát sàn trong phòng tắm, ván MFC có thể giúp tiết kiệm ngân sách đáng kể.

– Do đặc tính nhẹ, ván MFC có thể vận chuyển và xử lý đơn giản.

– Thông thường khi mọi người đến để lựa chọn đồ nội thất gỗ một trong những yếu tố quan trọng sẽ được xem xét là độ dày mỏng của gỗ. Gỗ đặc hơn có nghĩa là trọng lượng nặng hơn. So với ván ép hoặc gỗ đặc, ván MFC có trọng lượng rất nhẹ và dễ dàng vận chuyển, di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

– Có khả năng giữ vít và đinh tốt hơn so với MDF, có thể được gia công (cắt, khoan, phay, v.v.), dán và sơn rất dễ dàng để có được kích thước mong muốn.

– Bề mặt trơn, phẳng và không thấm nước nên dễ dàng vệ sinh, lau chùi

– MFC là vật liệu thân thiện với môi trường từ phế liệu của các sản phẩm gỗ xẻ khác, chẳng hạn như dăm gỗ, mùn cưa… Có nghĩa là không có chất thải khi sản xuất ván MFC và không cần khai thác thêm để sản xuất MFC. Một số ván MFC cũng được sản xuất mà không sử dụng formaldehyde.

– Đặc tính cách nhiệt và cách âm tốt, vì vậy thường được sử.dụng trong thiết kế phòng họp, hội nghị, nhà hát, khán phòng, v.v…

– Bề mặt nhẵn và phẳng dễ dàng dán các tấm trang trí hoặc gỗ veneer. Có thể dán các tấm mỏng của veneer hoặc laminate nhựa. Trên bề mặt MFC để tăng thêm vẻ đẹp và.giá trị thẩm mỹ làm tăng độ bền của ván MFC đã được ép sẵn.

Nhược điểm:

– Ván dăm cứng chắc nhưng mật độ gỗ không cao bằng ván sợi như MDF.hay HDF nên không có tác dụng cách âm tốt như hai loại ván trên.

– Ngoài việc có độ bền thấp, ván MFC cũng dễ bị hư hỏng vì tiếp xúc với độ ẩm. Đồng nghĩa với đồ nội thất làm từ những tấm ván này sẽ không tồn tại được lâu. Đây chắc chắn là nhược điểm lớn của đồ nội thất bằng ván MFC.

– Ván MFC hầu như không được sử dụng trong các công trình chịu trọng lượng lớn. Có độ bền thấp, ván MFC chỉ thích hợp để giữ trọng lượng thấp hoặc như tạo thành các bức tường của tủ.

– Vì dăm gỗ được trộn với chất kết dính và một số thành phần khác trong đó.có Formaldehyde nên tấm ván có thể phát thải chất này ra môi trường không khí. Ở nồng độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe…

4. Phân loại tấm MFC

Hiện nay trên thị trường, gỗ MFC có 3 loại phổ biến nhất, bao gồm:

  • Gỗ MFC loại thường: Ưu điểm của loại gỗ này là sở hữu bảng màu tương đối phong phú giúp đem lại sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng trong việc lựa chọn các món đồ nội thất phù hợp với không gian phòng ở. Loại gỗ này sở hữu bảng màu lên đến 80 màu và thậm chí còn hơn thế với các màu chủ đạo như đen, xám, trắng, chì, đẹp mắt hơn là những màu vân gỗ như gỗ sồi, gỗ thích, gỗ tràm, xoan đào, gỗ đỏ, nu vàng, nu đỏ, gỗ sồi sọc, trắc, mun, tần bì giả cổ.

Đặc biệt nếu không tinh ý hay là một người sành về gỗ các bạn sẽ tưởng như đây là gỗ thật có vân đẹp mắt. Loại gỗ MFC thường có ưu điểm đẹp mắt màu sắc phong phú nên được sử dụng phổ biến để làm đồ nội thất như cửa gỗ công nghiệp MFC, tủ bếp gỗ MFC, giường ngủ hay bàn trang điểm gỗ tự nhiên…

  • Gỗ MFC chống ẩm: Đây cũng là loại gỗ công nghiệp sở hữu nhiều ưu điểm, trong đó đặc tính chống ẩm là đặc trưng nhất. Loại gỗ này còn có tên gọi khác là gỗ MFC xanh. Khả năng chống ẩm của loại gỗ này xuất phát từ phần kết cấu gỗ sở hữu các hạt hút ẩm giúp bề mặt gỗ luôn được khô thoáng, không bị mủn và có khả năng chống chịu nước.

Ngoài ra màu sắc của gỗ MFC chống ẩm này vẫn đẹp và đa dạng như loại gỗ MFC thường. Tuy nhiên loại gỗ này cũng sở hữu trọng lượng nặng hơn so với tấm MFC thường. Phía bên trong loại gỗ này có lõi màu xanh (vì vậy còn được gọi là gỗ MFC lõi xanh). Một số mẫu ván MFC chống ẩm này cũng có tính ứng dụng cao để phục vụ cho việc chế tạo nội thất ở những nơi có độ ẩm cao như vách ngăn vệ sinh, vách nhà vệ sinh, cửa toilet hay tủ gỗ nhà bếp, tủ đựng đồ nhà bếp, bên cạnh đó loại gỗ này cũng được sử dụng để chế tạo loại tủ đựng hồ sơ để giúp bỏ quản tốt các tài liệu bên trong.

So sánh 2 loại gỗ MFC thường và loại gỗ MFC chống ẩm thì gỗ MFC chống ẩm có độ bền tốt hơn bởi khả năng chống ẩm có khả năng chịu nước tốt, không dễ bị mủn hay ảnh hưởng đến chất liệu bên trong. Bên cạnh đó gỗ MFC chống ẩm cũng sở hữu độ cứng và trọng lượng lớn hơn so với ván gỗ MFC thường giúp gia tăng độ bền và khả năng chống chịu lực. Tìm hiểu về gỗ MFC là gì chắc hẳn các bạn sẽ có thêm những lựa chọn phù hợp cho các món đồ nội thất, đồ dùng trong không gian nhà ở của mình.

So sánh tấm MFC, MDF và thông tin giá gỗ

1. Gỗ MFC và MDF loại nào tốt hơn?

Để trả lời cho câu hỏi này. Bạn hãy cùng xem bảng phân tích và so sánh chi tiết ba loại loại gỗ phổ biến trên thị trường hiện nay ngay dưới đây nhé!

2. Ứng dụng của gỗ công nghiệp MFC trong thi công nội thất

MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi trong thiết kế và thi công nội thất nhà ở, văn phòng. MFC chiếm hơn 80% đồ gỗ công nghiệp được sản xuất mỗi năm bởi ưu điểm về giá cả và màu sắc đa dạng, hợp lí. Một số đồ nội thất nhà ở thường làm bằng MFC cụ thể như: tủ áo, giường ngủ, tủ bếp, cửa gỗ vv,…

Đối với đồ nội thất nhà ở, văn phòng, cửa hàng, chỉ cần sử dụng cốt MFC tiêu chuẩn. Đối với các khu vực hay phải tiếp xúc với nước như toilet, tủ bếp, ban công vv… nên sử dụng MFC chống ẩm.

Với sự tiến bộ của khoa học, kĩ thuật, MFC được ứng dụng ngày càng.rộng rãi và được nhiều tổ chức khuyên dùng bởi tính thân thiện với môi trường. MFC sẽ góp phần giải quyết sự thiếu hụt của gỗ tự nhiên trong thời gian tới.

Lời kết

Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ một số thông tin xoay.quanh tấm MFD vtrên thị trường nội thất hiện nay. Hy vọng những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về một dòng gỗ công nghiệp đang thịnh hành.Đồng thời lựa chọn được sản phẩm đồ nội thất gõ thích hợp cho ngôi nhà của mình.

CÔNG TY TNHH MTV TM XNK PHÚ TRANG

1. Showroom trưng bày sản phẩm

  • Showroom 1: 177/38 ( kho số 6) Hồ Văn Long P. An Lạc, Q Bình Tân, Tp.HCM
  • Showroom 2: 1294 Võ Văn Kiệt Phường 13 Quận 5, Tp.HCM

2. Tổng kho sản phẩm

  • Kho hàng 1: 116C/5 Nguyễn Văn Linh , Ấp 3 xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
  • Kho hàng 2: D2/29A Đoàn Nguyễn Tuấn , Xã Quy Đức Huyện Bình Chánh, Tp.HCM

3. Thời gian hoạt động : 07h30 – 18h00

Nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *