Tấm gỗ cao su có bền không? Tìm hiểu ngay cùng Phú Trang

tấm gỗ cao su

Nhu cầu sử dụng gỗ cao su ghép thanh ngày càng tăng lên. Bởi những ứng dụng của loại gỗ này vào trong đời sống ngày càng đa dạng. Nhất là trong lĩnh vực nội thất thì gỗ cao su rất được quan tâm. Chúng có thể được dùng làm bàn ghế quán cafe, mặt bàn ăn, bàn ghế văn phòng, bàn học sinh,… Bài viết này, Phú Trang sẽ cùng quý vị đi tìm hiểu về loại tấm gỗ cao su này có bền hay không nhé.

Tấm gỗ cao su có bền không – Phân loại, giá bán

1. Tấm gỗ cao su ghép thanh là gì?

Khác với gỗ cao su tự nhiên, gỗ cao su ghép thanh là một loại của gỗ công nghiệp. Mặc dù nguồn nguyên liệu vẫn là dùng từ thân cây cao su. Nhưng lại được chế biến, lắp ghép để tạo thành 1 tấm gỗ kích thước lớn. Vậy nên chúng còn có tên gọi khác như là ván ghép cao su, hay gỗ cao su ghép tấm.

Xuất phát từ những cây cao su già 25 – 30 năm không còn cho mủ nữa. Chủ đồn điền sẽ chặt hạ và thanh lý gỗ cho các nhà máy chế biến gỗ. Tại đây, thân cao su được bóc tách xơ vỏ, xẻ thành từng thanh gỗ nhỏ. Những thanh gỗ nhỏ được xử lí tẩm sấy nghiêm ngặt trên dây chuyền hiện đại. Nhằm loại bỏ hết các tác nhân có hại như mối mọt, ẩm mốc. Sau đó được chà, phay các góc cạnh, tạo mối ghép và ép lại thành tấm ván lớn. Cuối cùng, là các bước chà nhám, sơn bóng hoặc phủ phim tăng tính thẩm mỹ.

tấm gỗ cao su

2. Các kiểu ghép gỗ

Các cách ghép là những phương pháp ghép phổ biến dùng để sản xuất gỗ ghép thanh. Ngoài gỗ cao su, cũng có thể áp dụng với gỗ thông ghép thanh, gỗ xoan đào ghép thanh, hay gỗ sồi ghép thanh,…

  • Ghép song song: Gồm nhiều thanh gỗ phải có cùng chiều dài và chiều rộng thì không cố định, ghép song song với nhau.
  • Ghép mặt (ghép nối đầu, ghép finger): các thanh gỗ gắn ở 2 đầu được xẻ theo hình răng cưa rồi lần lượt ghép với nhau thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Tiếp tục ghép song song các thanh gỗ lại với nhau. Chỉ thấy vết ghép răng cưa trên bề mặt.
  • Ghép cạnh: Tương tự như cách ghép mặt, nhưng 2 đầu gỗ lại được xẻ theo hình răng lượt (ở bên cạnh). Khi ghép sẽ không để lộ mối ghép hình răng trên bề mặt tấm ván. Tiếp tục ghép song song các thanh lại với nhau.

3. Gỗ cao su ghép có bền không – Các tiêu chuẩn về chất lượng

Ván gỗ ghép thanh được ghép từ những thanh gỗ cao su nhỏ, liệu có bền không? Với câu hỏi này, thì quý vị có thể an tâm về chất lượng của những tấm gỗ này. Các thanh gỗ được ép lại dưới áp suất lớn, kết hợp với keo dính tiêu chuẩn quốc tế. Thì có thể đảm bảo độ cứng, và vững chãi không thua kém gì 1 số loại gỗ tự nhiên.

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, các thanh gỗ cũng được ngâm tẩm các hoá chất giúp chống mối mọt, nấm mốc phá hoại. Cộng thêm với lớp phủ bên ngoài còn giúp tấm gỗ này chống thấm nước hiệu quả. Nếu so sánh với các loại gỗ tự nhiên phổ thông như gỗ sồi, tần bì, xoan ta thì độ bền của các tấm gỗ này cũng tương đương.

Bề mặt gỗ cao su có thể chống lại sự ảnh hưởng của tàn thuốc lá hay các vật liệu dễ cháy. Trong các trường hợp xảy ra hoả hoạn, thì đồ gỗ cao su cũng không thải ra các chất khí độc hại cho môi trường. Đồng thời việc khai thác, chế biến và sản xuất các loại gỗ này cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào công tác bảo vệ rừng và xây dựng thiên nhiên thêm tươi và xanh hơn.

Các tiêu chuẩn phân loại gỗ cao su ghép thanh

Nhiều người dùng vẫn ngại sử dụng gỗ cao su ghép thanh vì không đồng đều về màu sắc. Nhưng gỗ ghép thanh cũng có nhiều loại khác nhau, chứ không hoàn toàn là xấu cả. Quý vị có thể tham khảo về các tiêu chuẩn đánh giá gỗ cao su ghép thanh như thế nào nhé.

Phổ biến có các loại: AA, AB, AC, BC và CC. Gỗ ván ghép có 2 mặt, tương đương với tên gọi AA tức là đánh giá chất lượng của từng mặt gỗ.

Cụ thể:

  • Mặt gỗ chất lượng A: mặt gỗ đẹp, đồng đều màu sắc, không có mắt gỗ, không có đường chỉ đen.
  • Mặt gỗ chất lượng B: mặt gỗ đẹp tương đối, có mắt sống mắt đen nhỏ với đường kính trung bình nhỏ hơn 5mm. Số lượng mắt sống chỉ 4-5 mắt/mặt.
  • Mặt gỗ chất lượng C: mặt gỗ có tính thẩm mỹ kém nhất. Trên bề mặt không giới hạn số mắt gỗ, đường chỉ đen, màu sắc tương đối xấu và không đồng đều.

Từ đó có thể phân loại được chất lượng thẩm mỹ của gỗ cao su ghép thanh AA, AB, AC,BC,CC.

Mặt gỗ cao su ghép chất lượng AA

Đây là loại có chất lượng tốt nhất, tính thẩm mỹ cao nhất. Cả 2 mặt gỗ đều đạt tiêu chuẩn A, kể cả các mép cạnh cũng mịn màng, đồng đều. Loại ván ghép này thích hợp để sử dụng trong các hạng mục cần tính thẩm mỹ tuyệt đối. Khi sử dụng không mất quá nhiều thời gian và công sức để hoàn thiện sản phẩm như ý muốn.

Gỗ cao su ghép thanh loại AB

Tấm ván này có 1 mặt đẹp tuyệt đối đạt loại A. Còn 1 mặt là loại B đẹp tương đối, vẫn có 1 vài mắt gỗ và đường chỉ đen. Ở mặt gỗ B này sự đồng đều màu sắc cũng kém hơn so với mặt còn lại. Mặt hàng này phù hợp với việc sản xuất các loại gỗ thành phẩm như: mặt bàn, cửa tủ, tủ bếp…

Ván gỗ ghép thanh cao su loại AC

Loại này kém hơn loại AB bên trên. Tấm ván ghép vẫn có 1 mặt gỗ loại A đẹp hoàn hảo. Mặt còn lại là loại C với số lượng mắt gỗ và đường chỉ đen không giới hạn. Chất lượng màu sắc ở mặt này cũng tương đối kém sắc. Chỉ thích hợp để sử dụng trong các trường hợp cần 1 mặt gỗ đẹp. Kể đến như: ván lót sàn, ốp tường,…

Mặt gỗ ghép cao su chất lượng BC hay CC

Tức là cả 2 mặt gỗ đều xấu, nhiều mắt gỗ, vân gỗ không đẹp, màu sắc không đồng đều. Loại ván ghép này thường không được dùng trực tiếp để làm đồ nội thất. Mà được dùng làm cốt gỗ để phủ veneer lên, giúp tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Hình thành nên các tên gọi như gỗ ghép cao su phủ sồi, ván ghép cao su phủ xoan,… khá thịnh hành trên thị trường hiện nay.

Các loại tấm gỗ cao su ghép phổ biến trên thị trường hiện nay

Để tăng thêm tính thẩm mỹ và tính ứng dụng của gỗ ván ghép cao su. Nhà sản xuất đã kết hợp thêm với những lớp phủ lên trên bề mặt. Nhằm che đi những dấu vết không đều về màu sắc của gỗ ghép thanh. Một trong những cách đó là phủ veneer cho tấm gỗ ghép.

1. Gỗ cao su ghép thanh phủ veneer

Veneer chính là tấm gỗ lạng mỏng từ gỗ tự nhiên. Cực kỳ mỏng chỉ khoảng 1 – 2mm. Chúng được dán lên bề mặt thô của gỗ ván ghép phục vụ nhu cầu trang trí, thiết kế nội thất. Do được lạng từ gỗ tự nhiên, nên bề mặt tấm ván phủ veneer sẽ nhìn không khác gì bề mặt gỗ tự nhiên.

Các loại veneer phổ biến trên thị trường hiện nay có: veneer gỗ sồi, veneer gỗ xoan đào, veneer gỗ óc chó, tần bì. Thông thường, cốt gỗ cao su ghép bên trong chỉ là loại BC hoặc CC mới phủ veneer. Gỗ cao su ghép thanh phủ veneer có tính thẩm mỹ cao nên được ứng dụng để làm đồ nội thất như tủ áo, tủ giày, tủ sách,…

tấm gỗ cao su

2. Gỗ cao su ghép thanh phủ bóng

Đây là loại gỗ ghép cao su kết hợp thêm với 1 lớp keo bóng lên bề mặt. Cũng với mục đích làm gia tăng thêm tính thẩm mỹ cho ván gỗ ghép. Ngoài ra, lớp phủ bóng còn là một màng chắn ngăn chống thấm nước và mối mọt hiệu quả. Giúp việc vệ sinh bề mặt gỗ được dễ dàng hơn rất nhiều. Còn tăng khả năng chống xước, chịu va đập tốt hơn.

Lớp keo bóng sử dụng là loại nhựa PVC tổng hợp có chức năng bảo vệ bề mặt của gỗ công nghiệp. Đây là vật liệu được đánh giá là sự thay thế hoàn hảo cho sơn PU bới khả năng bám chắc, mịn hơn, mỏng hơn và đặc biệt là giá thành rẻ hơn rất nhiều.

Dòng sản phẩm này được sử dụng phổ biến để làm mặt bàn học sinh, bề mặt của bàn tại các quán ăn, quán cafe, quán nước, quán trà sữa, …

Lời kết

Hy vọng những chia sẻ của Phú Tang giúp bạn có thêm nhiều thông tin mới về tấm gỗ cao su.

CÔNG TY TNHH MTV TM XNK PHÚ TRANG

1. Showroom trưng bày sản phẩm

  • Showroom 1: 177/38 ( kho số 6) Hồ Văn Long P. An Lạc, Q Bình Tân, Tp.HCM
  • Showroom 2: 1294 Võ Văn Kiệt Phường 13 Quận 5, Tp.HCM

2. Tổng kho sản phẩm

  • Kho hàng 1: 116C/5 Nguyễn Văn Linh , Ấp 3 xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
  • Kho hàng 2: D2/29A Đoàn Nguyễn Tuấn , Xã Quy Đức Huyện Bình Chánh, Tp.HCM

3. Thời gian hoạt động : 07h30 – 18h00

Tìm kiếm liên quan

  • Nhược điểm gỗ cao su
  • Gỗ cao su có bị mối mọt không
  • So sánh gỗ cao su và gỗ công nghiệp
  • So sánh gỗ cao su và gỗ xoan đào

Nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *